Xã hội

43% dòng sông trên thế giới chứa dược phẩm nguy hiểm

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 23 thành phần hoạt tính từ dược phẩm vượt quá nồng độ "an toàn" ở hơn 43% trong số hơn 1.000 mẫu nước được lấy ở các con sông thuộc 104 quốc gia. Chúng bao gồm cả những thành phần trong thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, chất kích thích, benzos và thuốc giảm đau...

Các con sông ở Pakistan, Bolivia và Ethiopia là một trong những nơi bị ô nhiễm nặng nhất. Trong khi đó, sông ở Iceland, Na Uy và rừng nhiệt đới Amazon là nơi ít bị ô nhiễm bởi các loại thuốc này nhất.

Đồng tác giả của nghiên cứu, nhà nghiên cứu Alejandra Bouzas-Monroy tại Đại học York (Anh) cho biết: "Các phát hiện của chúng tôi cho thấy tỷ lệ rất cao các con sông trên thế giới đang bị đe dọa do ô nhiễm dược phẩm ".

Nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí Environmental Toxicology and Chemistry.

Ông Bouzas-Monroy, người đã phân tích các mẫu rải rác khắp châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, châu Á và châu Phi, cho biết, đây "thực sự là đánh giá toàn cầu đầu tiên".

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), dược phẩm có mặt ở sông, hồ và suối theo một số cách như từ các cơ sở sản xuất dược phẩm thải ra, các trang trại, nơi vật nuôi thường xuyên được cho dùng thuốc để ngăn ngừa bệnh tật, và những người đào thải các loại thuốc mà cơ thể họ không chuyển hóa.

43% dòng sông trên thế giới chứa dược phẩm nguy hiểm - Ảnh 1.

Có 23 thành phần hoạt tính trong dược phẩm vượt quá nồng độ cho phép khiến nước sông bị ô nhiễm . (Ảnh: New York Post)

USGS đã tiến hành nghiên cứu lớn đầu tiên về chủ đề này vào năm 2002, phát hiện ra 7 hóa chất khác nhau trong ít nhất một nửa số dòng sông được thử nghiệm; 34% dòng sông có chứa 10 hoặc nhiều hơn các chất kể trên.

Vào năm 2019, USGS cũng đã kiểm tra 1.120 giếng và suối trên khắp nước Mỹ, phát hiện chúng cũng chứa nhiều loại thuốc, trong đó nhiều nhất là carbamazepine (thuốc chống co giật), sulfamethoxazole (thuốc kháng sinh), meprobamate (thuốc an thần) và hydrocortisone (thuốc kháng histamine).

Chưa rõ hậu quả sức khỏe của con người trong việc tiếp xúc lâu dài với các loại thuốc ở mức độ thấp là gì. Tuy nhiên, nạn nhân đầu tiên là cá và các sinh vật sống dưới nước, những quá trình sinh học của chúng có thể bị gián đoạn bởi lượng lớn thuốc mà con người thải ra.

Trong khi đó, các nhà khoa học quan tâm đến sự dư thừa kháng sinh trong môi trường. Họ cảnh báo điều này góp phần vào việc hình thành một "siêu vi khuẩn" kháng kháng sinh.

"Sự gia tăng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh là một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, có thể giết chết 10 triệu người vào năm 2050", theo Liên Hợp Quốc.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Newteccons bổ nhiệm CEO là cựu sếp của Coteccons và Ricons, hướng tới mục tiêu doanh thu trên 10.000 tỷ đồng

Kể từ khi chính thức đổi tên thương hiệu năm 2019, dưới sự điều hành của ông Trần Kim Long – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Newtecons đã có những thay đổi đáng kể. Tiếp nối những thành công đó, ông Võ Thanh Liêm được kỳ vọng sẽ cùng HĐQT và Ban lãnh đạo không chỉ giữ vững các tiêu chí trước đây.