Mọi người đều quen thuộc với dầu ăn, vì chúng ta có thể ăn nó hàng ngày. Dầu thực vật ngày càng trở nên phổ biến, chính vì nó không chỉ tiết kiệm, hợp túi tiền mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Dù vậy, không phải loại dầu nào dùng thường xuyên cũng đều tốt cho sức khỏe, đặc biệt là 4 loại dưới đây bạn nên hạn chế tiêu thụ.
1. Dầu ăn tự chiết
Nói đến dầu tự chiết xuất, nhiều người nghĩ ngay đến từ "nguyên chất" và không chứa chất phụ gia. Tuy nhiên, dầu tự chiết không phải lúc nào cũng an toàn.
Trước đây, một tổ chức tại Trung Quốc đã thử nghiệm dầu tự chiết xuất và phát hiện ra rằng các chất độc hại như benzopyrene, giá trị axit và aflatoxin đều vượt quá tiêu chuẩn.
Nhiều loại dầu tự chiết xuất được ép tại các xưởng không rõ nguồn gốc nên sẽ có nhiều cặn dầu và vết bẩn để lại ở đầu vào và đầu ra. Rất ít xưởng sản xuất dầu như vậy làm sạch kịp thời các cặn và vết dầu còn sót lại này, theo thời gian bên trong các máy móc, công cụ sản xuất dầu dễ sinh ra nấm mốc và aflatoxin. Từ đó, các chất độc và chất bẩn này theo quy trình sản xuất mà đi vào bên trong những chai dầu ăn tự chiết đến với bàn ăn của chúng ta.
2. Axit béo chuyển hóa
Nhiều bạn có thể bối rối khi nhìn thấy dòng chữ "axit béo chuyển hóa", nghĩ rằng mình chưa ăn loại chất béo này bao giờ. Thực ra, axit béo chuyển hóa chỉ là một thuật ngữ chung, bao gồm nhiều loại, chẳng hạn như dầu thực vật hydro hóa, mỡ, bơ thực vật, kem không sữa, chất thay thế bơ ca cao, dầu thực vật tinh chế...
Khi đi mua đồ ăn nhẹ, chúng ta có thể xem kỹ danh sách thành phần, nhiều đồ ăn nhẹ có chứa axit béo chuyển hóa này.
Việc hấp thụ quá nhiều axit béo chuyển hóa trong thời gian dài sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như tăng nguy cơ nhồi máu não và bệnh mạch vành, ảnh hưởng đến sự phát triển của thanh thiếu niên, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, dễ mắc bệnh béo phì.
3. Dầu đã được dùng nhiều lần trước đó
Nhiều người không muốn đổ dầu chiên đi sau khi họ dùng nó để chiên ở nhiệt độ cao hoặc chiên ngập dầu. Việc làm này tuy tiết kiệm nhưng lại gây hại rất lớn cho sức khỏe.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra rằng, dầu ăn được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein. Chúng có thể dễ dàng ngấm vào thực phẩm và đi vào cơ thể con người, gây nên bệnh ung thư cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.
4. Dầu đã để quá lâu
Nhiều người có thói quen mua dầu ăn dạng thùng hoặc mua nhiều dầu 1 lần để tiết kiệm và không phải mua quá thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dầu cất trữ trong thời gian dài có hại cho sức khỏe.
Sau khi dầu ăn tiếp xúc với không khí, nó sẽ sản sinh ra peroxit, thậm chí phát triển nấm mốc, tạo ra aflatoxin, là chất gây ung thư mạnh cho cơ thể con người. Vì vậy, không nên tiêu thụ dầu đã để lâu. Dầu ăn sau khi được mở nắp và tiếp xúc với không khí chỉ nên tiêu thụ trong tối đa là 3 tháng.
3 lưu ý khi dùng dầu ăn để tốt cho sức khỏe
- Không nên để dầu quá nóng (bốc khói) rồi mới nấu: Nhiều loại dầu rất dễ bị oxy hóa, nếu nhiệt độ quá cao và đạt đến giới hạn, một số chất gây ung thư mà con người không thể nhìn thấy sẽ hình thành trên thực phẩm. Vì vậy, mọi người khi sử dụng dầu ăn đều phải chú ý đến nhiệt độ của dầu ăn.
- Phương thức bảo quản: Khi mua dầu ăn, khuyên bạn nên mua chai vừa đủ với nhu cầu sử dụng, dùng hết trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp. Dầu phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và xa bếp, để tránh bị vượt quá chỉ số oxy hóa, không tốt cho sức khỏe.
- Ăn nhiều loại khác nhau: Khi ăn dầu trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng không ăn cùng một loại dầu trong một thời gian dài. Như đã nói ở trên, hàm lượng axit béo trong mỗi loại dầu ăn là khác nhau, nếu chỉ ăn một loại dầu trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng axit béo trong cơ thể. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là tốt nhất nên ăn luân phiên 2-3 loại dầu, hoặc có thể vài ngày hoặc 1, 2 tháng thay dầu một lần.
Nguồn và ảnh: Kknews, Eat This