(1) Đáng tin
Muốn biết một người đàn ông có bản lĩnh hay không, hãy xem cách làm việc của anh ta có đáng tin hay không? Người làm việc hời hợt, thiếu trách nhiệm chưa bao giờ xứng đáng để chúng ta tin tưởng.
Người đáng tin là người làm việc biết sắp xếp chu toàn có trước có sau. Họ luôn giữ lời, thật thà ngay thẳng và đem lại cho người khác cảm giác yên tâm. Khi họ xây dựng được niềm tin ở người khác, họ sẽ càng dễ dàng đạt được thành công.
Ngụy Văn Hầu tổ chức một buổi tiệc rượu với các quan đại thần. Tiệc tan thì đúng lúc trời đổ cơn mưa lớn, Ngụy Văn Hầu hạ lệnh cho thuộc hạ chuẩn bị xe ngựa đi ngoại ô. Các bậc đại thần thấy vậy liền can ngăn Ngụy Văn Hầu. Nhưng Ngụy Văn Hầu vẫn quyết đi vì ông cho rằng mình không thể vì một cơn mưa mà thất hứa với vị quan tuần núi. Cuối cùng, Ngụy Văn Hầu đã đội mưa đến tìm vị quan kia để nói với người ta rằng, trời mưa rồi nên chuyện săn bắn tạm gác lại.
Ngụy Văn Hầu là một bậc đại trượng phu hành sự cẩn trọng, luôn biết nghĩ cho người khác. Sau này, ông chính là vị vua khai quốc của nhà Ngụy, mở ra lịch sử bá nghiệp huy hoàng hơn trăm năm.
Người làm việc tùy hứng, ích kỉ thường không có hy vọng gì. Làm một người đáng tin, nói thì dễ nhưng làm thì khó, bởi nó đòi hỏi mỗi người phải thật trách nhiệm và kiên trì. Người đàn ông có bản lĩnh không vội hứa hẹn nhưng đã hứa thì nhất định sẽ làm.
(2) Lương thiện
Người thông minh rất nhiều nhưng người thành công lại chẳng có bao nhiêu. Điều làm nên sự khác biệt ấy chính là ở nhân cách của mỗi người. Người khó làm việc lớn thường có lòng dạ quá hẹp hòi. Chuyện nhỏ thích tính toán, chuyện lớn hay chần chừ. Việc gì làm cũng chỉ muốn chiếm phần lợi về mình mà không hề biết cho đi. Sự nghiệp và cuộc đời của những kẻ có tài mà không có đức thường khó có thể vẹn toàn và viên mãn.
Hãy làm người tử tế trước khi muốn làm bất cứ điều gì cho đời.
Tuân Cự Bác từ nơi phương xa đến thăm bạn. Thật không may đó cũng là lúc giặc Hồ công phá thành trì. Người bạn nói với Cự Bác rằng: "Hôm nay vận tôi đã tận, mong ông hãy tranh thủ rời đi." Cự Bác đáp: "Tôi bỏ ông trong lúc nguy khốn, sau này còn mặt mũi nào để sống trên đời?"
Thủ lĩnh của quân Hồ hỏi: "Mọi người đều bỏ thành mà chạy, ông là ai mà còn dám ở đây?"
Cự Bác trả lời: "Bạn tôi lâm trọng bệnh, tôi không nhẫn tâm để lại ông ấy một mình. Tôi nguyện dùng tính mạng của mình để đổi lấy tính mạng của ông ấy." Tuân Cự Bác gặp chuyện mà không mất bình tĩnh, lại càng không vì bản thân mà bỏ mặc bạn bè. Thủ lĩnh của quân Hồ vạn phần bội phục con người kiên trung ấy.
Tên thủ lĩnh nói: "Chúng tôi là những người không hiểu đạo nghĩa đi xâm chiếm một đất nước nhân nghĩa. Hổ thẹn thay!" Sau đó, tên thủ lĩnh hạ lệnh rút quân khỏi thành. Tấm lòng nhân nghĩa của Tuân Cự Bác không chỉ cứu được tính mạng mình và bạn mà còn cứu được vận mệnh của một quốc gia.
Trên đường đời, không có thành công nào là dễ dàng. Chỉ có người chiến thắng được chính mình mới có thể chiến thắng được số phận. Giống như rễ cây cắm càng sâu thì cây mới càng được sống lâu.
Đạo đức giống như rễ cây. Người có đạo đức giống như cây cắm rễ chắc, tương lai sẽ ngày thêm tươi đẹp và mạnh mẽ. Ngược lại, người không có đạo đức giống như cái cây bị thối rễ, sớm muộn rồi cũng sẽ chết khô hoặc bị quật ngã trong giông gió.
(3) Bền bỉ
Người muốn thành công ắt phải có chủ kiến và bền bỉ. Đời người giống như bản nhạc, có lúc thăng, cũng sẽ có lúc trầm. Không biết linh hoạt thì không thể kiên trì, mà không kiên trì thì sao có được thành công.
Edinson kiên trì sau nhiều lần thất bại, nên mới tìm ra vonfarm - chất làm dây tóc bóng đèn. Lincoln gặp nhiều trắc trở nhưng vẫn không bỏ cuộc, nên mới đắc cử tổng thống Mỹ. Bọn họ dùng chính câu chuyện của đời mình để nói cho chúng ta biết chân lý của thành công: bền bỉ. Vĩ đại không tự nhiên mà có, bản lĩnh là phải được tôi luyện mới thành.
Người đàn ông có bản lĩnh sẽ không vì khó khăn mà nản chí, không bị khuất phục bởi thực tại. Người không có bản lĩnh chỉ thích bàn lùi và nhụt chí trước khó khăn. Tướng quân Barton từng nói: "Thước đo thành công của một người không phải là nhìn vào đỉnh cao của họ mà nhìn vào cách họ đứng lên khi đã rơi vào vực thẳm."
Làm người phải bền bỉ thì mới có thể vươn lên sau mỗi lần vấp ngã. Làm việc cũng phải bền bỉ thì mới tích lũy đủ sức mạnh để tiếp tục công việc. Bạn càng cố gắng vượt qua khó khăn, thì bạn sẽ càng có thêm động lực để vươn tới thành công.
(4) Khiêm tốn
Nhà phê bình văn học Nga Belinsky nói: "Tất cả những điều chân thực mà vĩ đại thật ra điều là những thứ giản dị mà khiêm tốn." Người nào càng có bản lĩnh thì họ lại càng khiêm tốn.
Họ hiểu ra được thứ họ biết chỉ là một giọt nước nhỏ trong đại dương bao la, cho nên những con người ấy chưa bao giờ dám ngủ quên trong chiến thắng. Họ không ngừng học tập và tiến bộ để khai mở trí tuệ. Vì vậy, thành công không ngừng tìm đến họ.
Một vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh Tăng Quốc Phiên là một người đức cao vọng trọng. Ngay cả khi đã leo lên tới chức quan nhị phẩm, ông chưa bao giờ ngạo mạn mà rất thận trọng và khiêm nhường. Mặc dù theo chức sắc, ông hoàn toàn có thể ngồi kiệu 8 người nhưng ông vẫn chỉ ngồi kiệu với 4 người khiêng.
Đối với người có địa vị thấp hơn, ông càng không giương oai hoặc đàn áp. Chuyện gì cũng nghĩ cho người ta trước, rồi mới nghĩ cho mình sau. Tăng Quốc Phiên từ một thư sinh nghèo đọc sách từng bước leo lên vị trí dưới một người trên vạn người. Ông có được vinh quang như hôm nay có một phần quan trọng nhờ vào đức tính khiêm tốn.
Tục ngữ có câu: "Thùng rỗng kêu to". Một người tự cho rằng mình cái gì cũng biết, cái gì cũng làm được, xem ra cũng chỉ là tự mình hại mình, tự chuốc lấy phiền phức mà thôi.
Một người luôn biết tiết chế bản thân, khiêm tốn mà lại không ngừng tu dưỡng, ắt sẽ có ngày họ vươn tới thành công. Cây lúa khi chín thường rủ xuống vì phải mang theo những bông lúa trĩu nặng. Khi một người đàn ông biết "cúi đầu", thì ngày anh ta "ngẩng cao đầu" sẽ không còn xa nữa đâu.