Kỹ năng sống

30 tuổi vẫn không nhà, không xe, tài khoản tiết kiệm 0 đồng, tôi nhận ra: Bản thân bận nghĩ nhưng không bận làm, bỏ ít công sức nhưng muốn hưởng tất cả

2022 là năm Hảo Kiến Ly (Thượng Hải, Trung Quốc) bước sang tuổi 30 - cột mốc luôn được coi là bước ngoặt của cuộc đời. Ở tuổi này, các bạn cùng trang lứa với cô đã lập gia đình, sinh con. Một số người chưa kết hôn nhưng đã có nhà và xe hơi. Trong khi đó cô lại chẳng có gì, không chồng, không con, không nhà, thậm chí không có tiền tiết kiệm. Tệ hơn nữa là sự nghiệp của cô cũng không quá xuất sắc. 4 năm trước cô được thăng chức quản lý của một nhóm nhỏ, hiện tại cô vẫn như vậy. Dù mức sống đã tăng nhưng vị trí và thu nhập của cô vẫn không tăng sau 4 năm.

Lấy bạn bè xung quanh làm tấm gương, cô cảm thấy cuộc sống của mình vô cùng cực khổ. Cô không có được những thứ như mọi người phải có ở tuổi 30, ngày ngày đi làm 8 tiếng nhưng nguồn tài chính cũng chẳng dôi dư.

Cô tự hỏi bản thân đã nỗ lực rất nhiều trong sự nghiệp và phải trả giá rất nhiều nhưng không biết tại sao không thể có được những giá trị vật chất như mọi người. Tự vấn bản thân, cô nghi ngờ về khả năng làm việc của mình. Kiến Ly tự đặt cho mình hàng loạt những câu hỏi như tại sao làm việc chăm chỉ như vậy nhưng lại không thu được gì? Là do bản thân chưa đủ tốt hay cô không may mắn?

Lo lắng bắt nguồn từ sự háo hức

Trên thực tế, ngoài cuộc sống không thiếu những người trẻ giống như Hảo Kiến Ly: sự nghiệp không quá xuất sắc, thu nhập đủ sống, đến 30 tuổi không có xe hơi, không có nhà, cũng chẳng có tiền tiết kiệm... Trong khi đó một số người bạn xung quanh lại có đủ những gì họ đang thiếu. Từ đây họ bắt đầu rơi vào trạng thái lo lắng.

Sự lo lắng của họ chủ yếu bắt nguồn từ sự quá háo hức có được những thứ bản thân mong muốn. Họ tin rằng nếu có những giá trị vật chất này cuộc sống và tương lai của họ sẽ tươi sáng hơn. Nếu không, họ tự cho rằng mình là kẻ thất bại.

Đa số chúng ta thường bỏ qua một điểm, đó là xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau. Một số người có điều kiện tốt, được cha mẹ hỗ trợ một phần. Một số người làm việc chăm chỉ từng ngày và biết tích lũy từ nhỏ nên 'chạy' nhanh hơn mọi người. Vì thế nếu bạn chạy chậm, sinh ra không có điều kiện tốt, xuất phát muộn hơn người khác, đương nhiên thời gian đạt được thành tựu của bạn sẽ muộn hơn.

30 tuổi vẫn không nhà, không xe, tài khoản tiết kiệm 0 đồng, tôi nhận ra: Bản thân bận nghĩ nhưng không bận làm, bỏ ít công sức nhưng muốn hưởng tất cả - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Con người chúng ta thường như vậy khi thấy người khác có được những thứ mình không có thì muốn sở hữu. Mong muốn này khiến họ rơi vào trạng thái lo lắng. Sự lo lắng bủa vây tâm trí khiến họ không còn đủ sáng suốt để nghĩ đến việc mình đã làm việc đủ chăm để xứng đáng sở hữu được những giá trị vật chất này chưa?

Bạn đã làm việc đủ chăm chỉ?

Đa số mọi người chỉ nhìn thấy những gì người khác có chứ không phải những gì họ đã đánh đổi. Sau khi một người bạn của Kiến Ly mua được căn hộ đầu tiên ở năm 29 tuổi, để trả nợ cô ấy đã phải làm việc không mệt mỏi, thường xuyên làm thêm giờ. Thậm chí cô còn tìm thêm một công việc khác để kinh doanh sau giờ tan làm.

Mang trên vai gánh nặng nợ ngân hàng, cô bắt đầu tiết kiệm hơn, thay thế các sản phẩm chăm sóc da hàng hiệu thành những sản phẩm có công dụng tương tự với mức giá bình dân hơn. Trong suốt 3 năm trả nợ, cô cũng hạn chế những chuyến du lịch đắt đỏ.

Đa số chúng ta chỉ nhìn thấy thời điểm cô ấy nhận được sổ đỏ và ghen tị. Song không ai thấy được cô ấy đã phải bỏ bao nhiêu công sức để lấy được nó.

Nhiều người thường hay ghen tị với những gì người khác có. Nhưng nếu yêu cầu phải sống tiết kiệm hơn, làm việc cường độ cao hơn để đạt được mục tiêu này thì họ lại không sẵn sàng hành động.

Nhiều người phàn nàn công việc quá mệt mỏi, tăng ca quá nhiều và không có thời gian để vui chơi, không muốn thay đổi bản thân nhưng khi người khác có được sự sung túc lại cảm thấy ghen tị.

Trước tuổi 30, bạn cần hiểu nguyên tắc, đừng chỉ bỏ ra một ít công sức mà muốn có được tất cả. Nếu vẫn còn cách xa mục tiêu của mình, điều đó có nghĩa là bạn chưa đủ cố gắng hoặc chưa cống hiến đủ. Vì thế đòi hỏi bạn buộc phải quyết liệt hơn trong hành động.

Giải pháp tốt nhất cho sự lo lắng luôn là hành động

30 tuổi vẫn không nhà, không xe, tài khoản tiết kiệm 0 đồng, tôi nhận ra: Bản thân bận nghĩ nhưng không bận làm, bỏ ít công sức nhưng muốn hưởng tất cả - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Nếu muốn có được ngôi nhà, hãy đặt mục tiêu phấn đấu trong vòng 5-10 năm và lập kế hoạch tương ứng cho mục tiêu đó.

Ví dụ bạn muốn mua một căn nhà với giá bao nhiêu hãy tính toán số tiền phải đặt cọc. Số tiền để mua được nên lấy từ đâu, tự tiết kiệm hay vay mượn người thân.

Từ đây bạn cần giải quyết được câu hỏi làm thế nào để trả được khoản nợ đã vay? Lúc này bạn cần tăng thu giảm chi. Tăng thu nhập bằng cách đi làm thêm, nâng cao năng lực làm việc để được tăng lương. Bạn có thể học thêm kỹ năng mới để kiếm thêm thu nhập từ công việc ngoài.

Muốn tiết kiệm, bạn cần thay đổi thói quen chi tiêu, không còn những cốc cà phê mua hàng mỗi sáng thay vào đó là tự pha tại nhà, mang cơm đi làm thay vì đặt ở ngoài... Nếu không quản lý chi tiêu một cách chặt chẽ dù kiếm được bao nhiêu bạn cũng sẽ tiêu hết.

Từ đây kế hoạch được lập ra giúp bạn biết bản thân cần làm gì để đạt được mục tiêu nhanh hơn. Sau mỗi chặng, bạn cũng biết được mình đã hoàn thành được mục tiêu đặt ra không? Nếu không bạn cần có giải pháp để những mục tiêu tiếp theo có thể dễ dàng được chinh phục.

Thực tế lý do khiến mọi người lo lắng là họ suy nghĩ quá nhiều và hành động quá ít. Họ luôn muốn có một chiếc xe hơi hoặc ngôi nhà nhưng lại không muốn hành động. Trên thực tế, chỉ cần hành động, một nửa lo lắng của bạn đã được loại bỏ. Vì đang hướng đến mục tiêu và nỗ lực để đạt được những thành quả mong ước, bạn sẽ không còn tâm lý lo lắng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm

Profile