Theo Tổ chức Y thế giới (WHO), ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Dù một số bệnh ung thư đã có cách chữa trị song tỉ lệ thành công không cao hoặc chi phí quá tốn kém khiến bệnh nhân không thể chi trả.
Một thống kê của GLOBOCAN năm 2020 cho biết, số ca mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do căn bệnh nan y này.
Có rất nhiều thói quen gây hại dẫn tới bệnh ung thư, đặc biệt thói quen về đêm. Nếu ai phạm phải hãy lập tức điều chỉnh nhịp sinh hoạt để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
1. Ngủ muộn
Ngủ muộn là kẻ thù có bệnh ung thư chỉ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư mà còn khiến căn bệnh này trở nên khó trị. Theo các nhà khoa học, cách ngủ không hợp lý của một người có thể làm phá vỡ các đề kháng tự nhiên của cơ thể trước các tế bào ung thư, khiến việc sử dụng thuốc điều trị bị kém tác dụng.
Một giấc ngủ đêm không đủ chất lượng khiến sẽ hàng loạt quá trình hoạt động trong cơ thể bị đảo lộn và cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư. Những giấc ngủ quá muộn hay kiểu ngủ gián đoạn, thức dậy một hoặc nhiều lần giữa đêm là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư.
Giấc ngủ đêm không hợp lý còn ảnh hưởng đến "hormone ngủ" melatonin. Theo tự nhiên thì nhịp sinh học của cơ thể sẽ thích nghi theo sáng ánh giữa ngày và đêm từ môi trường tự nhiên. Nên việc các melatonin tăng dần khi mặt trời lặn sẽ đủ khiến chúng ta buồn ngủ. Thế nhưng với thời đại 4.0 thì con người bị ảnh hưởng nhiều bởi các ánh sáng xanh của các thiết bị di động, đèn công suất lớn và làm việc trái giờ, cố gắng thức khuya… làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin của cơ thể, trong khi đó melatonin lại là chất có đặc tính chống ung thư.
2. Ăn đêm
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế, ăn khuya có thể gây nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt, theo Times of India.
Nghiên cứu do Viện Nghiên cứu sức khỏe toàn cầu Barcelona, Tây Ban Nha thực hiện và công bố trên tạp chí quốc tế về ung thư mới đây. Kết quả chứng minh rằng những người ăn bữa cuối trước 8-9h tối hay ít nhất hai tiếng trước khi đi ngủ có thể giảm được 20% nguy cơ bị mắc hai loại ung thư nói trên so với những người ăn tối sau 10h hoặc đi ngủ không lâu sau khi ăn.
Điều thú vị và nghịch lý là ở Tây Ban Nha dân chúng có thói quen dùng bữa tối muộn, nhiều nhà hàng không mở cửa cho thực khách ăn tối trước 20h. Các nhà khoa học đã điều tra dữ liệu của 621 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt và 1.205 trường hợp ung thư vú so sánh với 872 nam và 1.321 nữ thuộc nhóm đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ở Tây Ban Nha trong thời gian từ năm 2008-2013.
Họ ghi nhận các thông tin về lối sống, thời điểm minh mẫn nhất trong ngày, thói quen dậy sớm hay thức khuya, thời điểm ăn các bữa trong ngày, thói quen khi đi ngủ, thói quen ăn uống và việc tuân thủ những lời khuyên nhằm ngăn ngừa ung thư như tăng cường thể dục hoặc hạn chế bia rượu.
Khoảng 27% bệnh nhân ung thư vú và tuyến tiền liệt tuân thủ các khuyến cáo so với 31% trong nhóm đối chứng. Bác sĩ Manolis Kogevinas cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi kết luận rằng ăn uống đúng bữa và đúng giờ có liên quan với việc giảm nguy cơ ung thư. Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của các nghiên cứu đánh giá sự liên quan giữa nhịp sinh hoạt và ung thư". Đồng nghĩa, ăn quá khuya sẽ tăng nguy cơ ung thư, và các bệnh khác như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp...
3. Sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Có thể nói, xem điện thoại trước khi đi ngủ là tự "tàn phá" sức khỏe của mình mà không hề hay biết. Khi nằm lướt điện thoại, chúng ta thường đưa màn hình đến gần mắt để nhìn rõ hơn. Điều này vô tình khiến mắt phải điều tiết hơn bình thường và chịu nhiều ảnh hưởng từ ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại. Ánh sáng xanh gây kích thích võng mạc, khiến mắt dễ bị khô và mỏi mắt hơn. Thị lực của bạn sẽ giảm sút nhanh chóng. Thậm chí, mắt bị áp lực kéo dài sẽ rất dễ làm bong võng mạc, tổn thương võng mạc dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, tác hại của ánh sáng xanh từ điện thoại còn được chứng minh làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở người dùng. Theo kết quả nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã chia sẻ rằng nồng độ Melatonin thấp sẽ khiến bạn dễ bị trầm cảm. Trong đó, việc sản xuất Melatonin bị gián đoạn có một phần nguyên nhân xuất phát từ ánh sáng xanh tác động lên não bộ khi bạn sử dụng điện thoại.
Các bước sóng ngắn và tia bức xạ phát ra từ màn hình điện thoại còn khiến da mặt mất cân bằng độ ẩm. Từ đó, da mặt của bạn sẽ xuống cấp nhanh chóng, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Làn da xuất hiện nhiều mụn, sắc tố da không đều, bã nhờn dư thừa tiết ra nhiều hơn, quầng thâm mắt xuất hiện gây mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, bức xạ điện thoại di động có thể phá vỡ hàng rào an toàn trong máu. Tình trạng này khiến các chất độc có hại sẽ tập trung ở não gây ra các phản ứng có hại, thậm chí là đột tử.
Nguy hiểm khác, mặc dù đến nay vẫn còn nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề này, nhưng các nhà khoa học tin rằng, bức xạ phát ra từ điện thoại di động có liên quan tới việc thúc đẩy các khối u và bệnh ung thư phát triển. Thậm chí, việc tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh của thiết bị di động cũng làm tăng nguy cơ ung thư não.