Bitcoin (BTC) phục hồi một cách khiêm tốn trong ngày 20/8 nhưng vẫn tiếp tục ghi nhận hiệu suất tuần tồi tệ nhất trong vòng 2 tháng qua. Trên biểu đồ hàng ngày, giá của BTC đã tăng 2,58% lên 21.372 USD/ đơn vị nhưng vẫn giảm gần 14,5% từ đầu tuần và mức lợi nhuận tuần cũng thấp nhất kể từ giữa tháng 8. Tuy nhiên, một số chỉ báo trên chuỗi cho thấy giai đoạn điều chỉnh của bitcoin có thể sắp kết thúc.
Chỉ số Hash Ribbons theo dõi tỷ lệ băm của bitcoin (để xác định xem các thợ đào đang ở chế độ tích lũy hay đầu cơ) chỉ ra rằng, kể từ ngày 20/8, sự đầu cơ của các thợ đào bitcoin đã kết thúc lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021, điều này có thể dẫn đến động lượng giá chuyển từ tiêu cực sang tích cực.
Tuy nhiên, bitcoin đã không thể vượt qua hàng loạt các chỉ báo tiêu cực phổ biến, từ các thiết lập kỹ thuật tiêu cực cho đến việc nó tiếp tục gặp rủi ro vĩ mô. Do đó, mặc dù các chỉ số trên chuỗi cho thấy triển vọng lạc quan nhưng vẫn không thể loại trừ khả năng giá bitcoin tiếp tục giảm.
3 lý do bitcoin có thể chưa chạm đáy nên chưa thể phục hồi
1. Nêm tăng giá bitcoin bị phá vỡ
Hiểu đơn giản, mô hình nêm là một tín hiệu cho thấy xu hướng tính đến thời điểm hiện tại sắp thay đổi. Nêm tăng là mô hình đảo chiều giảm giá sau khi giá tăng tới một mức độ nhất định. Sự sụt giảm giá của bitcoin trong tuần qua đã dẫn đến việc nêm tăng bị phá vỡ, dự đoán về nguy cơ tiếp tục xu hướng giảm giá trong những tuần tới.
Việc áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật trên biểu đồ phân tích giá BTC đang cho thấy bitcoin có thể chạm đáy 17.600 USD – nghĩa là giảm tiếp khoảng 25% vào tháng 9.
2. Các nhà đầu tư chưa đánh giá đúng về hành động của Fed
Bitcoin đã tăng khoảng 45% trong quá trình hình thành nêm tăng, sau khi chạm đáy cục bộ ở mức khoảng 17.500 USD vào tháng 6. Điều thú vị là thời kỳ tăng giá của bitcoin trùng với kỳ vọng ngày càng tăng của các nhà đầu tư rằng lạm phát ở Mỹ đã đạt đến đỉnh điểm - và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 3/2023.
Trong một tuyên bố của Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm 27/7, ông khẳng định: "Khi lập trường của chính sách tiền tệ được thắt chặt hơn nữa thì có thể đó sẽ là thời điểm thích hợp để làm chậm tốc độ tăng. Fed cũng cần đánh giá những điều chỉnh chính sách tích lũy có ảnh hưởng ra sao đối với tổng thể nền kinh tế và lạm phát”.
Tuy nhiên, biểu đồ kỹ thuật gần đây nhất của Fed cho thấy hầu hết các quan chức dự đoán lãi suất sẽ đạt 3,75% vào cuối năm 2023 trước khi giảm trở lại 3,4% vào năm 2024. Do đó, triển vọng cắt giảm lãi suất vẫn chỉ là suy đoán.
Chủ tịch Fed St Louis James Bullard cũng lưu ý rằng ông sẽ ủng hộ mức tăng 75 điểm cơ bản lần thứ 3 liên tiếp tại cuộc họp chính sách của Fed vào tháng 9 tới. Tuyên bố này phù hợp với cam kết của Fed là đưa lạm phát giảm thêm 2% từ mức 8,5% hiện tại. Nói cách khác, bitcoin và các tài sản rủi ro khác đã rơi vào khu vực thị trường giá xuống khi Fed bắt đầu chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ từ tháng 3, và vẫn sẽ chịu áp lực trong vài năm tới.
3. Có nguy cơ tăng giá giả
Sự phục hồi giá bitcoin dù không đáng kể cũng cho thấy nguy cơ của một quá trình tăng giá giả, do sự phục hồi tương tự của tài sản trong các thị trường gấu trước đó. Trong quá khứ, giá của BTC đã tăng trở lại gần 100% - từ khoảng 6.000 USD đến hơn 11.500 USD hồi năm 2018, sau đó bốc hơi chỉ đ còn 3.200 USD. Đáng chú ý, các đợt phục hồi và điều chỉnh giá tương tự cũng diễn ra vào năm 2019 và 2022.