Kỹ năng sống

3 loại THUỐC là "máy bơm acid uric ngầm" mà nhiều người chẳng biết nên vẫn cứ lạm dụng: Cẩn thận kẻo bệnh gout tìm đến lúc nào không hay

Bệnh gout là một bệnh chuyển hóa tương đối phổ biến, căn nguyên của nó cũng tương đối phức tạp khi gây ra bởi tăng acid uric máu và lắng đọng các tinh thể urat trong khớp gây các đợt viêm khớp cấp tính. Có nhiều nguyên nhân làm tăng acid uric máu, trong đó nguyên nhân gián tiếp là việc sử dụng một số loại thuốc có thể gây giảm bài tiết acid uric qua thận.

Dưới đây là những loại thuốc như thế:

1.Thuốc lợi tiểu 

Thuốc lợi tiểu là thuốc được chỉ định dùng trong điều trị phù do suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư...Tất cả các thuốc lợi tiểu bao gồm các thuốc nhóm thiazide, nhóm tác dụng lên quai thận, nhóm giữ K, (trừ spironolacton là không ảnh hưởng đến thải trừ acid uric) đều có khả năng làm tăng acid uric máu dẫn đến bệnh gút do làm giảm thải tiết acid uric qua ống thận. Vì vậy, bệnh nhân khi sử dụng loại thuốc này đều cần thận trọng, đặc biệt nếu phải dùng kéo dài.

3 loại THUỐC là máy bơm acid uric ngầm mà nhiều người chẳng biết nên vẫn cứ lạm dụng: Cẩn thận kẻo bệnh gout tìm đến lúc nào không hay - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

2. Aspirin

Aspirin là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid; có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Aspirin liều thấp còn được sử dụng chống ngưng kết tập tiểu cầu, dự phòng các biến chứng tắc mạch do huyết khối và phòng ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu.

Dù có nhiều công dụng nhưng loại thuốc này cũng gây ra những tác dụng phụ nhất định trên đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, aspirin còn có tác dụng trên quá trình thải trừ acid uric nhưng tùy thuộc vào liều. Cụ thể: dùng aspirin liều thấp (ít hơn 2g/ngày) có tác dụng giảm thải trừ acid uric qua thận dẫn đến tăng acid uric máu, liều cao trên 2g/ngày lại tăng thải acid uric qua thận dẫn đến giảm acid uric máu.

3.Cyclosporine

Cyclosporine được chỉ định cho những người trải qua cấy ghép nội tạng hoặc cũng có thể điều trị các tình trạng như viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến. Tuy nhiên cyclosporine có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Ở những bệnh nhân được ghép thận hay ghép tim phải dùng ciclosporin thì các đợt gout cấp xuất hiện với tỷ lệ từ 5-30%.

3 loại THUỐC là máy bơm acid uric ngầm mà nhiều người chẳng biết nên vẫn cứ lạm dụng: Cẩn thận kẻo bệnh gout tìm đến lúc nào không hay - Ảnh 2.

Người bệnh gout cần lưu ý điều gì?

1. Tuân theo các quy tắc của thuốc

Với những loại thuốc nêu trên, bệnh nhân phải hiểu rõ phương pháp dùng thuốc, tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng, không tự dùng thuốc, không dùng chung với các loại thuốc khác. Người bệnh nên dùng theo sự hướng dẫn kê đơn của bác sĩ. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân dùng thuốc dài ngày, cần kiểm tra acid uric thường xuyên, nếu thấy acid uric tăng cao thì nên điều chỉnh lại chế độ dùng thuốc.

2. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh

Cố gắng ăn ít thức ăn giàu purin như nội tạng động vật, hải sản, đồ uống có nhiều đường… đồng thời giảm uống nhiều rượu, bia vì đây là một trong những tác nhân gây ra bệnh gout. 

Chế độ ăn uống hàng ngày nên cân bằng nhất có thể, không chỉ ăn nhiều rau mà còn tiêu thụ hợp lý ngũ cốc nguyên hạt, protein thực vật và các sản phẩm từ sữa ít béo như các loại hạt và đậu. Bạn cũng có thể ăn thêm quả anh đào, có thể làm giảm nguy cơ bị các cơn gút cấp.

3. Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường

Duy trì trọng lượng cơ thể bình thường là rất quan trọng để có sức khỏe tốt và cũng có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. Giảm cân không chỉ ngăn ngừa bệnh gout mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

4. Uống nhiều nước

Mất nước sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, vì vậy một trong những cách hiệu quả để tránh cơn gout tấn công là uống đủ nước, giữ lượng nước hàng ngày khoảng 1500 ml. Tuyệt đối không đợi đến khi khát rồi mới nghĩ đến việc uống nước.

3 loại THUỐC là máy bơm acid uric ngầm mà nhiều người chẳng biết nên vẫn cứ lạm dụng: Cẩn thận kẻo bệnh gout tìm đến lúc nào không hay - Ảnh 3.

5. Tập thể dục

Ngoài việc uống thuốc và kiểm soát chế độ ăn uống, bạn cũng đừng quên tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Phần lớn bệnh nhân rối loạn chuyển hóa đều thừa cân, không tập thể dục thường xuyên, ăn uống thả ga nên bệnh tật rất dễ tìm đến. Nên dành ra nửa giờ thời gian tập thể dục mỗi ngày để giúp cơ thể chuyển hóa nhiều axit uric hơn và giảm khả năng bị bệnh gout.

6. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời

Uống thuốc là điều không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh, nếu có cảm giác khó chịu trong quá trình dùng thuốc cần báo cho bác sĩ kịp thời.

Sau khi mắc bệnh gout, cần đi khám kịp thời, khám các khớp bị tổn thương, theo dõi hàm lượng axit uric trong máu. Các bác sĩ cũng cần xác định mức độ đau khớp xảy ra trong cơn gút, cơn kéo dài bao lâu và những khớp nào bị ảnh hưởng để có thể đưa ra phương pháp điều trị hợp lý và kịp thời nhất.

(Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm