Nói thẳng ra, bạn phải cải thiện nhận thức của bạn. Khoảng cách giàu nghèo thực chất là sự khác biệt về nhận thức. Để có thể trở thành một người giàu có, bạn phải suy nghĩ như một người giàu có.
1. Cho phép "trung gian" hưởng chênh lệch
Những người quá coi trọng tiền bạc thường có tính ích kỷ, họ không muốn người khác cũng tốt lên giống mình. Jack Ma luôn nói: "Tôi không có cảm giác với tiền."
Thực ra không phải là vì có quá nhiều tiền nên khi tiêu xài mới không có cảm giác, mà là ngay từ đầu, hướng khởi nghiệp chính của Jack Ma đã không chỉ vì tiền. Việc triển khai các dự án Taobao, Alipay, Huabei, mỗi dự án đều có thể coi là công cụ cải thiện cuộc sống của người dân Trung Quốc. Một người có thể nâng cao đời sống của dân tộc, thì kiếm được nhiều tiền là chuyện đương nhiên.
Bạn kiếm được bao nhiêu tiền, thực ra không phải lúc nào cũng hoàn toàn phụ thuộc vào tầm nhìn của bạn rộng bao nhiêu và khả năng nắm bắt cơ hội của bạn mạnh đến mức đâu, mà đôi khi, nó còn phụ thuộc vào việc bạn có cho phép người khác cùng kiếm tiền, cùng có lợi hay không. Đừng nghĩ về những gì bạn có thể nhận được, mà hãy nghĩ nhiều hơn về những gì bạn có thể làm cho người khác.
Cách tốt nhất để thu lợi cho bản thân là đem lợi ích đến cho người khác trước.
2. Mục tiêu đủ quan trọng, bạn mới nỗ lực hết mình
Có người từng hỏi: Tại sao tôi không thể duy trì sự chăm chỉ, làm một việc gì đó đến cùng?
Thực ra đáp án chỉ có một, chính là việc đó đối với bạn không đủ quan trọng. Ví dụ:
Nếu không thể hoàn thành công việc, bạn sẽ lo lắng vì biết rằng mình sẽ bị lãnh đạo phê bình, thậm chí bị sa thải nên đã cố thức khuya tăng ca. Nếu bạn không có tiền để trả nợ, bạn sẽ lo lắng vì biết rằng mình sẽ bị ghi nợ xấu, ảnh hưởng đến các khoản vay trong tương lai, vì vậy bạn sẵn sàng không màng đến thể diện, chạy đông chạy tây để vay nóng xoay vốn.
Lý do khiến bạn có thể hy sinh cho một thứ gì đó nhiều đến vậy, suy cho cùng chỉ là vì vị trí của nó trong lòng bạn rất quan trọng. Trong TED có một câu nói rất đúng: "Khi chúng ta cho rằng điều gì đó không quan trọng, chúng ta sẽ cảm thấy mình không có thời gian để làm nó."
Không phải vì lười biếng, hay vì thời gian không hợp lý, mà vì trong suy nghĩ của bạn, nó không đáng để bạn hành động ngay bây giờ. Có rất nhiều người vẫn đang loay hoay vì mình chưa thể khống chế được bản thân, tập trung vào một việc gì đó. Nhưng trên thực tế, không có sự kỷ luật tự giác nào cả.
Giống như lý do tại sao bạn yêu cầu bản thân dậy sớm mỗi ngày, đó là vì bạn muốn khỏe mạnh. Bạn yêu cầu bản thân viết hai giờ mỗi ngày vì bạn muốn kiếm tiền nhanh chóng nhờ kỹ năng này. Nói thẳng ra, tất cả những khi bạn nghĩ rằng bạn có thể kiểm soát được bản thân, suy cho cùng, chỉ là bạn đang dựa vào các động lực bên ngoài giúp đỡ mà thôi.
Con người là một sinh vật thực dụng, cho nên, sử dụng các mục tiêu thực dụng để thúc đẩy động lực là cách tốt nhất để tạo ra hành động. Chỉ khi bạn thực sự xem trọng một điều gì đó, thì mọi kế hoạch và hành động mới được duy trì đến thành công.
Bạn không cần kiểm soát, bạn không cần người khác thúc đẩy, chính mong muốn mạnh mẽ của bạn sẽ tự buộc bạn tiến về phía trước, hướng tới mục tiêu. Và lý do tại sao một người bị bỏ lại trong cuộc sống đang không ngừng phát triển là vì đối với họ, từ trước đến giờ không có gì là đủ quan trọng cả.
3. Phá vỡ tư duy quán tính
Con người luôn sống trong chuẩn mực nhận thức của chính mình và dùng chúng để đo lường mọi thứ, điều đó tự nhiên đôi khi cũng dẫn đến những sai lệch so với thực tế.
Ví dụ, từ nhỏ bạn đã vô tình bị cài đặt nào não những suy nghĩ tiêu cực về bản thân như tự đánh giá thấp bản thân, v.v.. Về sau nó trở thành một tư duy ăn sâu trong cốt tủy, làm gì, gặp gì bạn cũng sẽ dựa trên tư duy đó để suy nghĩ và đánh giá sự việc.
Người khác nhìn bạn lâu một chút, bạn sẽ nghĩ họ đang nghĩ xấu về mình, có phải mặt mình bị dính gì không, thật là xấu hổ, v.v.. Nhưng thực tế thì họ chỉ đang cảm nắng bạn mà thôi.
Nếu tư duy này xuất hiện trong các lĩnh vực khác như kinh doanh, học tập, giao tiếp xã hội, v.v. thì sẽ rất ảnh hưởng đến sự phát triển của bạn trong tương lai. Cách tốt nhất để vượt qua giới hạn nhận thức là từ bỏ quán tính ban đầu của tư duy.