Khởi nghiệp

2 nghề trí thức có nguy cơ "tuyệt chủng" vì AI

Tóm tắt:
  • AI đang thay thế nhiều nghề nghiệp, đặc biệt luật sư và tuyển dụng.
  • Victor Lazarte cảnh báo ngành luật và tuyển dụng nên lo lắng vì AI có thể làm việc thủ công.
  • Các công ty AI tự động hóa tuyển dụng, giảm thời gian và chi phí, thay thế con người.
  • Tương lai doanh nghiệp nhỏ gọn, giàu có hơn nhưng dễ gây bất ổn xã hội.
  • AI có thể tạo ra giá trị lớn nhưng cũng tăng cách biệt giàu nghèo và gây bất ổn.

Luật sư và chuyên viên tuyển dụng - 2 "món ngon" của AI 

Các tập đoàn lớn liên tục rao giảng rằng AI sẽ giúp tăng năng suất cho con người, không thay thế họ. Nhưng Victor Lazarte, đối tác của quỹ đầu tư danh tiếng Benchmark, nơi từng rót vốn cho Uber, Asana, Snap và WeWork, thẳng thắn phản bác: "Toàn là xạo. AI đang thay thế hoàn toàn con người".

Phát biểu trong một tập podcast Twenty Minute VC vừa phát sóng, Lazarte cho biết những người làm trong lĩnh vực luật và tuyển dụng nên đặc biệt lo lắng. "Sinh viên luật nên tự hỏi là 3 năm nữa, công việc nào mà AI chưa làm được? Tin tôi đi, không nhiều đâu".

Vì trong các hãng luật, người mới vào nghề thường bị giao làm những công việc lặp đi lặp lại, mất thời gian. Và đó chính là "món ngon" của AI vốn đang khiến ngành công nghệ pháp lý sục sôi vì tiềm năng cắt giảm khối lượng công việc thủ công.

2  nghề trí thức có nguy cơ tuyệt chủng vì AI - 1

Nhà đầu tư kỳ cựu Victor Lazarte cho rằng AI đang thay thế hoàn toàn con người (Minh họa: Glenn Harvey).

Trong tuyển dụng cũng vậy. Lazarte tin rằng các mô hình AI chẳng mấy chốc sẽ giỏi hơn con người trong việc đánh giá ứng viên, lại còn hiệu quả và tiết kiệm hơn quy trình tuyển dụng thủ công vốn đang rườm rà và tốn kém.

Trên thực tế, cả ngành luật và tuyển dụng đã bắt đầu bị AI "xáo trộn".

Tại một hội nghị công nghệ pháp lý hồi tháng 3, luật sư Todd Itami từ hãng Covington & Burling phát biểu không chút kiêng dè: "Luật sư là loài khủng long. Nếu không học cách sử dụng AI, chúng ta sẽ "tuyệt chủng"".

Còn ở mặt trận tuyển dụng, các start up đang chạy đua tự động hóa toàn bộ quy trình. Một ví dụ là OptimHire - công ty đã gọi vốn thành công 5 triệu USD để phát triển AI có khả năng tìm ứng viên, gọi điện sàng lọc và đặt lịch phỏng vấn. Tất cả không cần bàn tay con người.

Ngày càng nhiều phòng nhân sự dùng AI trong mọi khâu, từ lọc CV, lập danh sách rút gọn, đến lên lịch phỏng vấn. Dù ban đầu AI khiến HR lo lắng, nhưng hiện tại nó đang được xem là "trợ lý đắc lực", thậm chí còn hữu ích cho cả ứng viên khi giúp rút ngắn thời gian chờ đợi.

Tương lai doanh nghiệp: Nhỏ gọn hơn, giàu có hơn nhưng cũng bất ổn hơn

Dù AI khiến hàng triệu việc làm gặp nguy, Lazarte vẫn tin rằng nó sẽ thổi bùng giá trị của các công ty. Khi chi phí giảm mạnh và năng suất tăng vọt, doanh nghiệp sẽ trở nên giàu hơn, nhưng lại nhỏ hơn.

"Tương lai sẽ có những công ty nghìn tỷ USD chỉ do vài người vận hành", ông nói. "Người nắm cổ phần sẽ giàu lên. Người sáng lập còn giàu khủng khiếp".

Tuy nhiên, không phải ai cũng hưởng lợi. Lazarte cảnh báo rằng mô hình doanh nghiệp siêu tinh gọn nhờ AI có thể là "con dao hai lưỡi": "AI có thể tạo ra giá trị khổng lồ cho xã hội. Nhưng đồng thời, nó cũng có thể đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và gây bất ổn xã hội".

Và theo ông, ảnh hưởng của AI không chỉ dừng lại ở nơi làm việc. "Sắp tới, sẽ có một ứng dụng nói cho chúng ta biết phải làm gì cả ngày và chúng ta sẽ vui vẻ làm theo. Chúng ta sẽ trở thành kẻ phục tùng máy móc".

Trong khi nhiều người vẫn tin rằng AI chỉ là công cụ hỗ trợ, thực tế đang cho thấy một viễn cảnh lạnh lùng hơn là máy móc không đứng sau con người mà đang dần đứng thay họ. Và nếu ngay cả những nghề "trí óc" như luật sư hay tuyển dụng còn bị đe dọa, thì chẳng ai có thể thực sự đứng ngoài cuộc chơi này. Câu hỏi lớn đặt ra là bạn sẽ thích nghi, hay bị bỏ lại phía sau?

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Ông Trump "quay xe" sau cảnh báo khủng hoảng kinh tế từ chính sách thuế quan và đòi sa thải Chủ tịch Fed

Sau nhiều ngày làm rung chuyển thị trường tài chính với những tuyên bố gay gắt về thuế quan và ý định sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thay đổi lập trường. Sự "quay đầu" của ông mang lại tín hiệu tích cực cho phố Wall, nhưng dấy lên lo ngại về sự bền vững trong chính sách kinh tế của Nhà Trắng.