Kỹ năng sống

1,2 triệu hồ sơ xin việc được nộp vào Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia và sự thật buồn tại xứ tỉ dân: Cha mẹ dồn tiền cho con ăn học, nhưng sau ra trường con cái khó xin việc

Một tin tức trong kỳ nghỉ lễ Thanh Minh khiến cả người đi làm lẫn sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc cảm thấy hoảng sợ. Sự việc bắt đầu từ một bài đăng trên tài khoản chính thức của Tập đoàn Trung Hòa (CNNC), Trung Quốc: Họ tổ chức tuyển dụng tại 10 thành phố và 14 trường đại học hàng đầu trên khắp Trung Quốc, và đã nhận được 1.196.273 hồ sơ xin việc! Con số này vừa công bố đã khiến người ta cảm thấy nghẹt thở.

Tức là, nếu mỗi hồ sơ là một trang giấy A4, thì 1,2 triệu bản hồ sơ chồng lên nhau sẽ cao khoảng hơn 100 mét, tương đương một tòa nhà khoảng 40 tầng. 10 nhân viên nhân sự để sàng lọc số hồ sơ này, nhanh nhất cũng phải mất 400 ngày. Nhưng đằng sau mỗi bộ hồ sơ ấy là công sức học hành miệt mài hơn mười năm của sinh viên.

Vậy rốt cuộc Trung Hòa là đơn vị như thế nào mà lại khiến người ta chen chúc đến thế?

Đó là một "ông lớn" trong lĩnh vực năng lượng – được đánh giá là ổn định, danh giá, đãi ngộ tốt. Công việc tại đây, trong thị trường tuyển dụng hiện nay, là "miếng bánh thơm" trong mắt vô số sinh viên tốt nghiệp.

Nhưng, năm nay họ tuyển bao nhiêu người? Theo truyền thông, năm nay Tập đoàn Trung Hòa chỉ thiếu khoảng 1.730 vị trí, dự kiến sẽ tuyển 8.000 người.

Một vị trí cạnh tranh với hàng nghìn ứng viên, mức độ khốc liệt có thể tưởng tượng được.

Trên trang web chính thức của họ, con số này còn được công khai rõ ràng, kèm theo một biểu tượng khuôn mặt đầy sao sáng long lanh. Biết bao học sinh sau mười mấy năm đèn sách, vượt qua muôn vàn đối thủ để bước vào đại học, nhưng cuối cùng, đến cả 1 phần trong 1,2 triệu cũng khó mà giành được. Lần đầu tiên, người ta cảm nhận rõ ràng đến thế cái gọi là "anh tài thiên hạ nhiều như cá vượt sông". Kỳ thi đại học chỉ là ngọn núi đầu tiên trong đời, sau núi ấy, còn vô vàn đỉnh núi nối tiếp chờ ta vượt qua.

Nhìn đến đây, chúng ta không khỏi suy ngẫm: Phụ huynh bỏ bao công sức, tiền bạc và tài nguyên để đưa con vào đại học, nhưng sau khi tốt nghiệp, nhiều em lại không thể tìm được công việc mong muốn.

1,2 triệu hồ sơ xin việc được nộp vào Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia và sự thật buồn tại xứ tỉ dân: Cha mẹ dồn tiền cho con ăn học, nhưng sau ra trường con cái khó xin việc - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Hướng đi "nuôi gà chọi học đường" trước đây, thực sự đã đúng chưa? Theo thống kê, những năm gần đây, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học đã tăng mạnh. Dự kiến đến năm 2025, quy mô sinh viên tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc sẽ đạt 12,22 triệu người, tăng 430.000 người so với năm ngoái. Hơn 10 triệu sinh viên đại học tràn vào xã hội, nhưng số lượng việc làm có thể cung cấp cho họ lại không nhiều đến thế.

Bạn còn nhớ bài viết từng lan truyền khắp "giới nuôi gà chọi học đường" không?

Một phụ huynh ở Hồng Kông (Trung Quốc), có ba người con. Ông gần như dốc cạn tâm huyết cả đời cho các con. Con gái lớn năm nay 34 tuổi, năm đó thành tích học tập không tốt lắm, bố mẹ nghĩ đủ mọi cách, tìm đủ đường cho cô sang Anh học nha khoa tại một trường đại học danh tiếng. Nhưng sau khi tốt nghiệp, cô lại hoàn toàn không muốn làm nghề này. Hiện cô ấy ở nhà, không thể tự nuôi sống bản thân, phải sống chung với bố mẹ.

Con trai thứ hai, 31 tuổi, hồi đi học thành tích tương đối khá. Bố mẹ thấy có hy vọng, cũng cho cậu đi du học, học ngành kiến trúc. Sau khi tốt nghiệp thì làm việc bên Hồng Kông, nhưng thu nhập không cao, chỉ đủ để tự nuôi sống mình, hiện cũng đang sống chen chúc cùng bố mẹ.

Người con út năm nay 26 tuổi. Gia đình cũng gửi cậu sang Anh du học. Hiện tại đang làm dược sĩ ở Úc, nhưng thu nhập cũng không đủ để tự lo cho cuộc sống, luôn cần bố mẹ hỗ trợ. Ông ấy tính toán, ba người con này khiến ông tốn tổng cộng khoảng 60 triệu (HKD). Từ nhỏ, bọn trẻ đã lớn lên trong các lớp học thêm, được tiếp nhận nền giáo dục gọi là "tinh anh", là những "con cưng của trời" khiến người khác phải ghen tị. Nhưng tiếc thay, dù bỏ ra rất nhiều tiền của, chúng vẫn không đạt được thành công theo nghĩa thông thường, thậm chí ngay cả việc tự nuôi sống bản thân cũng là vấn đề.

"Tinh anh" còn như vậy, thì con cái của nhiều gia đình bình thường cũng chẳng khác là bao.

Đã từng có một blogger chia sẻ: Cô ấy cùng bạn đến ăn ở một nhà hàng tại Đông Quan, và người phục vụ lại là một sinh viên đại học vừa tốt nghiệp được một năm. Sau khi tốt nghiệp, cô ấy đi tìm việc, tìm tới tìm lui cũng chỉ có thể vào nhà máy vặn ốc vít, hoặc làm nhân viên chăm sóc khách hàng, bán hàng.

Hiện tượng như vậy khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ: Phải chăng mô hình "gà chọi học đường" truyền thống đang dần bước đến bờ vực sụp đổ?

1,2 triệu hồ sơ xin việc được nộp vào Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia và sự thật buồn tại xứ tỉ dân: Cha mẹ dồn tiền cho con ăn học, nhưng sau ra trường con cái khó xin việc - Ảnh 2.

Mười năm trước, vô số phụ huynh mang trong mình bao hy vọng, mua nhà trong khu có trường tốt, đăng ký vô số lớp học thêm, để con tham gia đủ loại lớp năng khiếu, mong rằng con sẽ bước lên đỉnh cao cuộc đời nhờ vào con đường "nuôi gà chọi".

Nhưng họ chưa từng ngờ rằng, sau bao tính toán của mình, điều đang chờ con cái họ lại là công việc tự do, bấp bênh.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là kêu gọi mọi người buông xuôi, càng không phải cổ xúy cho "thuyết học hành vô dụng".

Mà là muốn nói rằng: mỗi gia đình khác nhau, mỗi đứa trẻ khác nhau, mỗi thời đại khác nhau, thì việc hoạch định tương lai giáo dục cho con cái cũng nên có sự khác biệt.

Nếu con bạn có một khát khao tự nhiên với việc học và tri thức, thì nhất định không thể để tài năng bị chôn vùi;

Còn nếu con bạn cảm thấy việc học là một nỗi khổ, thì tất cả tài chính và công sức của bạn dành cho việc cải thiện điểm số, chắc chắn sẽ khiến cả hai bên đều cảm thấy khổ sở. Xã hội này đang thay đổi nhanh chóng, những phương pháp như "đặt cược tất cả, không làm gì ngoài việc bắt buộc con học chết đi được để thay đổi số phận" dần dần sẽ bị loại bỏ khỏi sân khấu lịch sử.

Thực ra, những người tinh ý sẽ nhận ra rằng, trong vài năm qua, xu hướng giáo dục đã có những thay đổi mạnh mẽ.

Trước tiên là "giảm tải kép", sau đó là việc triển khai kỳ nghỉ đôi vào đầu năm nay cho học sinh trung học, rồi đến cuộc cải cách mạnh mẽ kỳ thi trung học cơ sở ở Bắc Kinh...

Trên thực tế, tất cả những dấu hiệu này liên kết lại, chúng ta không khó để dự đoán hướng đi của giáo dục trong tương lai. Hiện nay, rất nhiều bài thi quá linh hoạt, chỉ làm bài tập nhiều cũng không thể bù đắp được nữa. Hơn nữa, vẫn có rất nhiều trẻ em nghĩ rằng, chỉ cần cố gắng làm bài tập thật nhiều trong thời gian trung học, là có thể đỗ vào đại học, rồi vào đại học chỉ cần "sống qua ngày".

Điều này dẫn đến một vấn đề: Mặc dù mỗi năm số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng nhiều, nhưng những tài năng công nghệ cao hàng đầu vẫn còn thiếu hụt.

1,2 triệu hồ sơ xin việc được nộp vào Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia và sự thật buồn tại xứ tỉ dân: Cha mẹ dồn tiền cho con ăn học, nhưng sau ra trường con cái khó xin việc - Ảnh 3.

Vì vậy, việc chi một khoản lớn để học thêm, cho con vào đại học, cách nuôi "gà chọi học đường" này đã và đang mất dần giá trị hiệu quả. Vậy, khi đọc đến đây, có lẽ sẽ có người hỏi: Vậy các gia đình bình thường trong bối cảnh này nên làm thế nào?

13 chữ: "Học giỏi" thì để tự do phát triển, "học kém" đừng ép buộc.

Một giáo sư đã kể về một trường hợp: Ông có một người bạn, con của người bạn đó khi học cấp 2, thành tích khá bình thường. Ban đầu, người bạn đó cũng bị ép buộc phải "cạnh tranh", cho con tham gia các lớp học thêm, gần như không có ngày nào nghỉ ngơi. Nhưng sau một thời gian, con của ông ấy thực sự không học được gì, thậm chí còn bị trầm cảm. Người bạn quyết định ngay lập tức: không "cạnh tranh" nữa! Ông ấy không cho con tham gia các lớp học thêm nữa, không yêu cầu con phải có thành tích học tập, chỉ cần con có sức khỏe và tinh thần tốt là được.

Người bạn suy nghĩ thoáng: Con mình không phải là người có năng khiếu học hành, sao phải phí tiền vào đó? Thay vào đó, ông quyết định tiết kiệm tiền cho con, để con học một nghề trong lĩnh vực mà mình có sở thích, có kỹ năng là điều phù hợp hơn với gia đình bình thường.

Xu hướng mới, cần có chiến lược mới. Thay vì kiên trì với phương pháp "nuôi gà chọi" hay "đầu tư lớn", hãy giảm kỳ vọng, chuyển sự chú ý vào việc phát triển nhân cách, hình thành phẩm chất và rèn luyện thể chất cho trẻ, đó mới là điều sẽ đồng hành cùng chúng suốt đời.

Bất kể lúc nào, một cơ thể khỏe mạnh, ý chí kiên định, và một tâm hồn mạnh mẽ, đó chính là những thứ hiếm có nhất trong mỗi con người.

Các tin khác

Chứng khoán Mỹ, tiền Trung Quốc tăng mạnh sau tuyên bố tạm dừng áp thuế

Mỹ và Trung Quốc đồng ý tạm dừng áp thuế trong vòng 90 ngày và tiến hành cắt giảm thuế quan qua lại lên tới 115 điểm phần trăm. Ngay sau tuyên bố, thị trường chứng khoán, tỷ giá Nhân dân tệ và lợi suất trái phiếu đồng loạt khởi sắc, phản ánh kỳ vọng của giới đầu tư toàn cầu.

5 loại thực phẩm hại não

5 loại thực phẩm có thể gây tổn thương não bộ gồm món siêu chế biến, cá chứa thủy ngân, món ăn cháy sém, chất làm ngọt nhân tạo hoặc rượu bia.

Đề phòng mưa giông, lốc sét trên cả nước

Thời tiết trên phạm vi cả nước trong 10 ngày phổ biến là nắng nóng xen lẫn mưa giông, trong đó người dân cần đề phòng xảy ra mưa đá, lốc sét thường xảy ra vào chiều tối, ban đêm.

Điều gì xảy ra khi bỏ bữa tối?

Thường xuyên bỏ bữa tối khiến cơ thể không có đủ năng lượng, có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, lo âu, mất ngủ, tăng cân.