Tài chính

100% Taxi điện: Mục tiêu sắp hoàn thành ở Trung Quốc, riêng Bắc Kinh chi tới 1,3 tỷ USD để đổi hết sang xe điện

Với những người quan tâm đến xe điện (EV) thì có lẽ câu chuyện 100% taxi EV là điều hão huyền. Thế nhưng đây lại đang là hiện thực ở thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thâm Quyến cùng một số nơi tại Trung Quốc.

Cách đây 5 năm, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch “điện hóa” 100% đội ngũ xe taxi của thành phố. Hiện nay, hàng nghìn chiếc taxi tại đây đã chuyển thành ô tô điện. Thậm chí các tài xế còn chẳng phải bận tâm đến thời gian sạc. Những chiếc taxi này chỉ cần lái vào các điểm đỗ thay ắc quy tự động và được thay mới chỉ trong 1 phút đồng hồ.

“Họ vội kiếm khách nên các tài xế chẳng muốn tốn thời gian đợi sạc đâu”, chuyên gia I Yun Lisa của trường đại học quốc gia Đài Loan (NTU) nhận định.

Thủ đô Bắc Kinh cho biết họ đang thay thế 67.000 chiếc xe taxi của mình thành ô tô điện và dù kế hoạch này có thể tốn thời gian nhưng với những động thái mạnh tay của chính phủ, nhiều khả năng các hãng vận hành taxi sẽ phải tuân thủ.

Theo ước tính, các hãng vận hành taxi tại Bắc Kinh sẽ phải tốn khoảng 1,3 tỷ USD nếu muốn đổi hết đội xe của mình sang ô tô điện. Trong khi mức giá thấp nhất để mua một chiếc xe xăng chỉ vào khoảng 10.000 USD thì xe điện đắt gấp đôi con số này nếu muốn đủ tiêu chuẩn chở khách.

 100% Taxi điện: Mục tiêu sắp hoàn thành ở Trung Quốc, riêng Bắc Kinh chi tới 1,3 tỷ USD để đổi hết sang xe điện  - Ảnh 1.

Trạm thay sạc nhanh cho taxi điện Trung Quốc

100% xe điện taxi

Trong khi thủ đô Bắc Kinh vẫn còn nhiều việc phải làm thì Thâm Quyến, đầu tàu của ngành xe điện lại đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Hiện toàn bộ đội xe buýt ở đây đã là ô tô điện từ năm 2017. Trong khi đó, Cục giao thông vận tải Thâm Quyến thông báo rằng 99% số taxi trên địa bàn thành phố, tương đương hơn 21.000 chiếc xe đã chuyển đổi thành công thành ô tô điện.

Khoảng 1.350 chiếc taxi còn lại hiện vẫn chưa chuyển đổi thành công do lo ngại vấn đề sạc điện quá lâu khi các tài xế cần tiết kiệm thời gian để kiếm khách. Một cuộc khảo sát của tờ Southern Metropolis Daily cho thấy khoảng 80% số tài xế taxi không hài lòng với phương thức cũng như các địa điểm sạc điện của thành phố.

Thâm Quyến là trụ sở của BYD, hãng xe điện lớn nhất thế giới hiện nay và đương nhiên giấc mơ điện hóa tại đây cũng được tiến hành nhanh nhất. Công cuộc chuyển đổi đã bắt đầu từ năm 2010 khi chính phủ có hàng loạt chính sách hỗ trợ người mua lẫn người bán xe điện.

Thành phố Thâm Quyến cho biết các taxi điện tiết kiệm năng lượng hơn 70% so với xe xăng. Việc điện hóa toàn bộ taxi sẽ giúp thành phố cắt giảm khoảng 856.000 tấn khí thải nhà kính mỗi năm, tương đương với công dụng của 408 nghìn ha cánh rừng nguyên sinh trong việc chuyển hóa khí thải.

 100% Taxi điện: Mục tiêu sắp hoàn thành ở Trung Quốc, riêng Bắc Kinh chi tới 1,3 tỷ USD để đổi hết sang xe điện  - Ảnh 2.

Dẫn đầu

Tờ New York Times nhận định Trung Quốc đang đi đầu trong phong trào chuyển hóa xe điện với khoảng 300 doanh nghiệp tham gia sản xuất, từ những chiếc ô tô giá rẻ đến các xe hơi hạng sang cạnh tranh với Tesla.

Trong năm 2022, Trung Quốc có khoảng 4 triệu trạm sạc, cao gấp đôi so với năm trước và dự kiến mạng lưới nay sẽ còn được phát triển mạnh.

Cũng trong năm 2022, Mỹ mới đạt 5% số xe mới bán ra là ô tô điện, nhưng Trung Quốc đã làm được điều này từ năm 2018. Thậm chí Trung Quốc còn đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 20% vào năm 2025.

Theo nhiều ước tính, tổng doanh số xe điện của Trung Quốc năm ngoái đạt tới 6 triệu chiếc, hơn tổng số ô tô điện bán ra trên toàn bộ thị trường còn lại cộng lại. Hiện một nửa trong top 10 loại xe điện bán chạy nhất thế giới thuộc về Trung Quốc, và dẫn đầu là BYD.

Hiện gần ¼ số xe đăng ký mới tại Trung Quốc là ô tô điện hoặc Hybrid, nghĩa là cường quốc này đã vượt trước Châu Âu lẫn Mỹ trong mảng này.

Một trong những nguyên nhân chính khiến việc chuyển sang xe điện tích cực như vậy ở Trung Quốc là do các chính sách về giá, những quy định ngặt nghèo về khí thải.

Ví dụ những người mua xe xăng sẽ phải thanh toán tiền biển đăng ký rất đắt, vào khoảng gần 100.000 Nhân dân tệ, tương đương 14.000 USD tại Thượng Hải. Trong khi đó, xe điện lại được miễn phí đăng ký biển ở Thượng Hải.

Thậm chí ở một số thành phố như Liuzhou, xe điện còn được quyền lái vào làn xe buýt, hoặc có chỗ đỗ xe miễn phí.

“Tại Trung Quốc, xe điện đã trở nên phổ thông trong khi chúng tôi chưa làm được điều này ở Châu Âu”, chuyên gia phân tích Pedro Pacheco của Gartner thừa nhận.

*Nguồn: New York Times, Techcrunch

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Cạm bẫy trên sàn Forex

Vô số các nhóm chát mang tên “Chiến lược đầu tư”, “mua bán vùng lợi thế”… được lập ra lôi kéo người nhẹ dạ cả tin vào sàn đầu tư forex. Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi hơn...