Kinh doanh

Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD

Tóm tắt:
  • Kim ngạch xuất khẩu nông sản quý I tăng trưởng 13%, đạt hơn 15,7 tỷ USD, tạo niềm tin cho quý tiếp theo.
  • Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu, với mức tăng trưởng ấn tượng.
  • Xuất khẩu nông sản gặp khó khăn do căng thẳng thương mại quốc tế và chính sách thay đổi từ một số thị trường.
  • Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó với thay đổi chính sách thương mại, duy trì phát triển xuất khẩu nông sản.
  • Ngành nông nghiệp hướng tới phát triển bền vững, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường.

Tăng trưởng ấn tượng

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay, Việt Nam đã trải qua quý I đầy thử thách nhưng cũng nhiều thành công. Chỉ riêng tháng 3, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 6,1 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản quý I đạt hơn 15,7 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại ngành nông lâm thủy sản quý I ước đạt thặng dư 4,4 tỷ USD.

Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD ảnh 1

Thứ trưởng Bộ NN&MT Phùng Đức Tiến. Ảnh: Thanh Huyền.

Xét theo vùng lãnh thổ, châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Hai thị trường lớn tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu. So với cùng kỳ năm trước, ước trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm trong khu vực châu Á tăng 2%; châu Mỹ tăng 15,7%; châu Âu tăng 37,8%; châu Phi tăng 2,1 lần; và châu Đại Dương tăng 0,8%.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, thời gian qua, xuất khẩu nông sản đối mặt với nhiều khó khăn từ tình hình quốc tế. Đặc biệt là những căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nga và các vấn đề liên quan đến Ukraine.

Ngoài ra, một số mặt hàng chủ lực cũng bị tác động mạnh bởi thay đổi chính sách của một số thị trường như: Gạo bị tác động mạnh bởi chính sách của Ấn Độ; sầu riêng bị tác động bởi chính sách của Trung Quốc...

"Tuy nhiên, dù đối mặt với nhiều khó khăn từ tình hình quốc tế, chúng ta vẫn không ngừng nỗ lực để duy trì và phát triển xuất khẩu nông sản và đạt được thành tích ấn tượng", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Cụ thể, để đối phó với những thay đổi trong chính sách thương mại của các nước khác, Việt Nam đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, mềm dẻo, trong đó có việc chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó và hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan. Các cơ quan chuyên môn cũng đã làm việc với các đối tác quốc tế để giảm thiểu tác động tiêu cực và tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất cho ngành nông sản Việt Nam.

“Dù còn nhiều thách thức nhưng nhờ kim ngạch xuất khẩu quý I tăng trưởng khá tốt, chúng ta có thể yên tâm về việc quý sau sẽ tăng trưởng hơn quý trước. Hoàn toàn có thể vững tiến đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 64-65 tỷ USD trong năm nay”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Hướng tới nông nghiệp bền vững

Tính riêng về ngành hàng, mặc dù xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc gặp khó nhưng xuất khẩu rau quả vẫn đạt gần 10 tỷ USD, duy trì được mức tăng trưởng tích cực. Xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm cũng tăng hơn 18%, đạt 2,29 tỷ USD. Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,95 tỷ USD sau ba tháng, tăng 11,6%.

Xuất khẩu nông sản tăng ngay đầu năm, vững tiến tới 65 tỷ USD ảnh 2

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng tích cực. Ảnh minh họa: IT.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện nay, có mặt hàng tăng về sản lượng nhưng giảm giá trị như lúa gạo, còn có những mặt hàng tăng cả giá trị lẫn sản lượng như chè; có những mặt hàng giảm về sản lượng nhưng tăng giá trị như cà phê, hạt tiêu...

“Điều này chứng tỏ chúng ta đang đi đúng hướng trong việc tái cơ cấu, nâng cao giá trị của sản phẩm nông sản Việt Nam”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Để đạt được điều đó, quan trọng nhất là phải triển khai các giải pháp đồng bộ về quản lý chất lượng và kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trong thời gian tới ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tái cơ cấu, phát triển bền vững.

“Mục tiêu là không chỉ tăng trưởng về sản lượng mà còn nâng cao giá trị gia tăng cũng như chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ đảm bảo cho sản phẩm nông sản Việt Nam không chỉ được ưa chuộng ở các thị trường truyền thống mà còn mở rộng ra các thị trường mới”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Hà Nội vào mùa hoa loa kèn

Thủ phủ hoa Tây Tựu ở quận Bắc Từ Liêm và Hạ Mỗ ở huyện Đan Phượng đang bước vào những ngày thu hoạch hoa loa kèn đầu tiên. Theo người trồng hoa, năm nay loa kèn được giá nhưng sản lượng hoa giảm nhiều.

Thuế quan của ông Trump có thể tạo ra khoản thu 6.000 tỷ USD, trở thành đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử Mỹ

Cố vấn thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Peter Navarro, tuyên bố rằng thuế quan mới sẽ mang lại 6.000 tỷ USD trong vòng 10 năm, trở thành đợt tăng thuế lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng chính người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ gánh chịu chi phí này thay vì các nước xuất khẩu.