Xã hội

Xuất khẩu giảm liên tục nhưng vẫn có thặng dư thương mại, hỗ trợ ổn định tỷ giá

Theo số liệu ước tính từ Tổng cục Thống Kê, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tháng 5 lần lượt đạt 29,05 tỷ USD (giảm 5,9% so với cùng kỳ và tăng 4,3% so với tháng trước) và 26,81 tỷ USD (giảm 18,4% so với cùng kỳ và tăng 6,4% so với tháng trước). Cán cân thương mại tháng 5 thặng dư 2,24 tỷ USD.

Nói về tín hiệu tích cực của xuất, nhập khẩu, CEO WiGroup, ông Trần Ngọc Báu cho biết dù lĩnh vực này giảm liên tục so với cùng kỳ nhưng cán cân thương mại vẫn duy trì thặng dư, điều này góp phần đáng kể giúp tỷ giá ổn định.

"Trong bối cảnh hiện tại có nhiều khó khăn, nếu gặp thêm vấn đề tỷ giá căng thẳng nữa, triển vọng kinh tế sẽ rất xấu", ông nói.

 

So sánh theo tháng, xuất, nhập khẩu cũng có một số tín hiệu khả quan hơn. 

Cụ thể, trong tháng 5, khu vực có vốn FDI xuất siêu đạt 3,76 tỷ (tăng 6,88% so với tháng trước), trong đó xuất khẩu đạt 21, 26 tỷ USD (tăng 4,12% so với tháng 4) và nhập khẩu đạt 17,5 tỷ USD (tăng 3,55% so với tháng 4), phản ánh cả xuất và nhập khẩu tại khu vực này đều có dấu hiệu tăng trưởng. Riêng khu vực trong nước vẫn duy trì nhập siêu 1,5 tỷ USD (giảm 24,2% so với tháng trước). 

Tính lũy kế đến hết tháng 5, Việt Nam xuất siêu 9,8 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 0,24 tỷ USD cùng kỳ năm 2022. Dù con số này là kết quả của việc nhập khẩu giảm sâu so với xuất khẩu, tuy nhiên vẫn có thặng dư thương mại và góp phần ổn định tỷ giá.

 

Về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực 5 tháng đầu năm, mặt hàng nông sản – gạo, cà phê và rau quả là những điểm sáng lớn nhất, khi tăng lần lượt 52,74%; 28,62% và 96,85%. Đối tác xuất khẩu rau củ lớn nhất là Trung Quốc hiện vẫn liên tục cấp thêm các loại mã số vùng trồng, mở rộng các mặt hàng nông sản từ Việt Nam.

Yếu tố này sẽ tiếp tục là động lực hỗ trợ cho tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm nông sản, đặc biệt là rau quả trong thời gian tới. Các mặt hàng nông sản dự báo sẽ ghi nhận tăng trưởng tích cực trong năm 2023, trong bối cảnh xuất khẩu nhiều mặt hàng khác gặp khó khăn.  

Dự báo chung thời gian tới, mới đây, Bộ Công Thương cho rằng hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phục hồi tốt hơn vào nửa cuối năm nay do tồn kho hàng hoá tại các thị trường lớn, đặc biệt là tại Mỹ đã giảm đáng kể trong thời gian qua và các nhà nhập khẩu đang có dấu hiệu đặt hàng trở lại.

Về phía doanh nghiệp, ông Lý Vĩnh Hùng, Giám đốc Công ty Chế biến và Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Lyprodan cũng cho rằng nửa đầu năm 2023 có thể là giai đoạn khó khăn của ngành gỗ khi đơn hàng giảm, nhà máy hoạt động dưới công suất, công nhân phải nghỉ luân phiên.

Tuy nhiên nửa cuối năm 2023 sẽ bớt khó khăn hơn và bước sang năm 2024 xuất khẩu gỗ mới cải thiện rõ rệt do doanh nghiệp đã có đơn hàng.

Đối với hàng ngoại thất, chúng tôi đã bắt đầu nhận đơn cho vụ mới, sản xuất từ tháng 6 để kịp giao từ tháng 9 năm nay đến tháng 5 năm sau. Ngoài ra cũng có nhiều khách hỏi báo giá, mẫu mã, tín hiệu tích cực đã trở lại nhưng không thể mạnh như năm 2022”, ông Lý Vĩnh Hùng nói.

Ông Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch CTCP gỗ An Cường

“Có một tập đoàn lớn đang mua hàng từ Đức và Italy với giá trị hàng trăm triệu USD, nhưng nay họ đang chuyển dần đơn hàng về An Cường vì chất lượng sản phẩm của chúng tôi tương tự mà giá lại rẻ hơn.

Đơn vị này cam kết sẽ mang về 10 triệu USD doanh thu cho An Cường trong năm nay và sang năm 2024 là khoảng 20 triệu USD. Hiện, An Cường đã ký được hợp đồng trị giá 5 triệu USD với khách hàng này”, ông Lê Đức Nghĩa nói.      

Mới đây,  ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital cho biết hàng tồn kho tại các nhà bán lẻ Mỹ và các doanh nghiệp tiêu dùng khác như Nike và Lululemon hiện đang giảm, vì vậy đơn đặt hàng tại các nhà máy FDI sẽ bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm nay.

Theo VinaCapital, tăng trưởng hàng tồn kho tại các nhà bán lẻ của Mỹ ở mức hơn 20% so với cùng kỳ vào cuối năm 2022, hiện ở mức khoảng 10% và có vẻ như sẽ giảm xuống mức tăng trưởng 0% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa cuối năm. VinaCapital tin rằng điều này sẽ làm phục hồi tăng trưởng đơn hàng trở lại cho các nhà máy FDI tại Việt Nam.     

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Dự án cao cấp tại Quảng Nam do "vua giày" Nguyễn Đức Thuấn hợp tác với ông Nguyễn Bá Dương sắp bị thông báo chấm dứt hoạt động sau nửa năm khởi công

Mai House Hội An có quy hoạch dự kiến 500 căn hộ và các khu khách sạn, nhà hàng cao cấp, riêng sân golf được định giá khoảng 25,5 triệu USD. Chia sẻ tại lễ khởi công, ông Nguyễn Bá Dương tin tưởng dự án này sẽ trở thành một biểu tượng của Quảng Nam.

Chuyên gia BĐS Hàn Quốc, Singapore lý giải sức hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam: Nguồn năng lượng toát ra từ giới trẻ là một điểm cộng!

Ông Eric Park - Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Dịch vụ BĐS Hàn Quốc cho biết thị trường BĐS Việt Nam luôn nằm trong top ưu tiên đầu tư của người Hàn. Đề cập tới sức hấp dẫn của kênh này, ông đánh giá miễn kinh tế còn tăng trưởng thì giá BĐS còn tăng.

Thủy điện Hòa Bình sắp "chết khát": Cảnh báo cuối cùng về một thảm họa?

Theo các chuyên gia, để giải bài toán thiếu điện, phải sớm gỡ rào cản cơ chế, dám chịu trách nhiệm và gỡ nút thắt về nguồn, về đầu tư. Việc thủy điện Hòa Bình - thủy điện lớn cuối cùng ở khu vực miền Bắc còn nước - chỉ còn vài ngày nữa về mực nước chết sẽ kéo theo nguy cơ thiếu điện cực kỳ căng thẳng cho toàn miền Bắc.

Ám ảnh nứt toác ở lòng hồ thủy điện lớn nhất Đông Nam Á

Hạn hán kéo dài, lưu lượng nước về hồ thuỷ điện Sơn La suy giảm mạnh khiến nhà máy thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á với công suất 2.400 MW và 6 tổ máy nhiều ngày nay cũng phải đối mặt tình trạng phải chạy máy tối thiểu ở dưới mực nước chết, tiềm ẩn nhiều rủi ro vận hành. Dòng sông hùng vĩ dưới hạ lưu thuỷ điện Sơn La đang dần 'chết khát' nhiều ngày nay.