Xã hội

WHO: Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên toàn cầu tăng cao "không thể chấp nhận được"

Trong khi nhiều chính phủ của các quốc gia giàu có hơn đã dỡ bỏ những hạn chế phòng chống COVID-19 sau khi triển khai chiến dịch tiêm vaccine thành công, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh rằng đại dịch này "chưa thể kết thúc".

Ông Tedros cho biết, các biến thể phụ của Omicron tiếp tục thúc đẩy số ca mắc, nhập viện và tử vong do COVID-19 mới tăng cao trên khắp thế giới.

Trong bối cảnh gia tăng lây truyền COVID-19 và số ca nhập viện, Tiến sĩ Tedros kêu gọi các chính phủ "triển khai những biện pháp chống dịch đã được áp dụng như đeo khẩu trang, cải thiện hệ thống thông gió, các quy trình xét nghiệm và điều trị".

Ông Tedros nói: "Tôi lo ngại rằng số trường hợp nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng, gây thêm áp lực lên các hệ thống y tế và nhân viên y tế vốn đã và đang bị căng thẳng. Tôi cũng lo ngại về xu hướng tử vong ngày càng tăng".

WHO: Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên toàn cầu tăng cao không thể chấp nhận được - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: AP)

Trong số các biến thể và chủng phụ đang được WHO theo dõi có BA.2.75 (centaurus), được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 5.

Các nhà khoa học cho biết, biến thể BA.2.75 có thể lây lan nhanh chóng và có khả năng "né" miễn dịch có được từ việc tiêm vaccine và lần nhiễm bệnh trước đó.

Tiến sĩ Ghebreyesus đã vạch ra một số "thách thức liên kết với nhau" mà phản ứng toàn cầu đối với virus SARS-CoV-2 hiện đang phải đối mặt, bao gồm các biến thể phụ của Omicron và việc giảm xét nghiệm và giải trình tự gene.

Ông nói thêm: "Có một sự không kết nối chính trong nhận thức về rủi ro COVID-19 giữa các cộng đồng khoa học, các nhà lãnh đạo chính trị và người dân nói chung. Đây là một thách thức kép trong việc truyền thông nguy cơ và xây dựng niềm tin của cộng đồng vào các công cụ y tế và các biện pháp xã hội về sức khỏe cộng đồng như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và thông gió."

Ông Tedros kêu gọi các chính phủ thường xuyên xem xét và điều chỉnh những kế hoạch, biện pháp ứng phó với COVID-19 dựa trên các tình huống thực tế luôn thay đổi.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tổng thống Sri Lanka đã trốn đến đảo thiên đường

Một nguồn tin chính phủ cho hay Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã rời khỏi đất nước sáng 13-7 (giờ địa phương) vài giờ trước khi ông dự kiến ​​từ chức sau nhiều cuộc biểu tình phản đối cách ông xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế.

Đang làm đồng, hai người phụ nữ bị sét đánh tử vong

Trong lúc đang gặt lúa không kịp chạy mưa, 2 người phụ nữ bị ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) bị sét đánh tử vong. Các nạn nhân là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo và cận nghèo của địa phương…

Sơn La kỷ luật nhiều cán bộ liên quan vụ Việt Á

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Sơn La quyết định thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ (BTV) Đảng ủy bệnh viện Đa khoa tỉnh và một số đảng viên liên quan đến việc mua sắm sinh phẩm, kit xét nghiệm của công ty Việt Á.

PGS.TS Trần Đình Thiên: Những doanh nghiệp khác biệt sẽ làm cho Đà Nẵng trở nên khác biệt

Trao đổi bên lề Tọa Đàm "Đà Nẵng: Thành phố đáng sống - đáng đến - đáng đầu tư", PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Đà Nẵng đã hoàn thành sứ mệnh là nơi đáng đến, nhưng cần phải vươn mình trở thành nơi đáng sống tầm cỡ quốc tế. Có như thế, Đà Nẵng mới không tụt hậu.