Tài chính

Vốn hóa các công ty chứng khoán tăng hàng nghìn tỷ đồng sau tin T+2

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa có văn bản gửi các thành viên lưu ký về việc chuẩn bị hệ thống để triển khai áp dụng việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2, áp dụng ngay từ 29/8 tới đây.

Như vậy, nếu được áp dụng chính thức, nhà đầu tư chứng khoán sẽ được rút ngắn chu kỳ thanh toán so với hiện tại. Nhà đầu tư sẽ được giao dịch ngay trong chiều T+2, mà không phải đợi sang sáng ngày T+3 như quy định hiện tại.

Thông tin này lập tức tác động tích cực lên cổ phiếu các công ty chứng khoán. Thống kê trong phiên giao dịch ngày 14/7, tổng vốn hóa các công ty chứng khoán trên thị trường đã tăng thêm khoảng 6,9 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, tăng mạnh nhất là chứng khoán SSI (1,2 nghìn tỷ đồng), lên 32.000 tỷ đồng. Vốn hóa SSI hiện cao gấp rưỡi công ty đứng thứ 2, là VNDirect. Trong ngày hôm qua, vốn hóa VNDirect cũng tăng thêm khoảng 1.000 tỷ đồng, lên 23.500 tỷ đồng.

Đứng thứ ba và thứ tư là chứng khoán Bản Việt và HSC. Cổ phiếu của cả 2 công ty này đều tăng trần sau tin T+2, lên lần lượt là 13 nghìn tỷ đồng và 11,3 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cổ phiếu của FPTS và MBS cũng tăng trần trong phiên 14/7.

Vốn hóa các công ty chứng khoán tăng hàng nghìn tỷ đồng sau tin T+2 - Ảnh 1.

Thống kê vốn hóa các công ty chứng khoán lớn trên sàn chứng khoán. Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

Việc rút ngắn chu kỳ thanh toán được đa số nhà đầu tư hoàn nghênh. Thay vì đợi qua 3 phiên giao dịch mới có thể hành động, hiện nhà đầu tư đã có thể rút ngắn thời gian giao dịch, có khả năng ứng phó nhanh nhạy hơn với những biến động mạnh của cổ phiếu và thị trường. Từ đó, tỷ suất sinh lời trong quá trình đầu tư sẽ có thể được cải thiện.

Đồng thời, chu kỳ thanh toán được rút ngắn cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra những tác động tích cực lên thanh khoản của thị trường khi thu gọn thời gian thanh toán lên nửa ngày, nhờ vậy vòng quay giao dịch của nhà đầu tư sẽ tăng lên.

Vốn hóa các công ty chứng khoán tăng hàng nghìn tỷ đồng sau tin T+2 - Ảnh 2.

Ảnh: Phương Linh

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Dự báo thị trường địa ốc 1-2 năm tới xấu hơn hiện tại, ngay lúc này nhà đầu tư địa ốc cần làm gì?

Chuyên gia nhận định trong 1-2 năm tới thị trường bất động sản có thể khó khăn, có thể xấu hơn hiện tại. Để không rơi vào tình trạng chết trên đống tài sản như trong quá khứ, nhà đầu tư nên cơ cấu tài sản đầu tư từ khu vực không có giá trị sử dụng về khu vực gần có giá trị sử dụng, cần quản trị rủi ro tốt, tránh trường hợp cần thanh khoản nhưng tài sản không bán được.

Ngôi nhà với nguồn cảm hứng từ tổ chim

Phần không gian tầng trên lấy cảm hứng từ hình dạng tổ chim, các đường nét đan xen của hoạ tiết gỗ vừa giúp khu vực trở nên kín đáo vừa tạo nên các khe hở giúp đối lưu không khí. Công trình là sự phá cách trong thiết kế khi tạo nên cấu trúc hình học của toà nhà có sự lệch nhau, làm nên điểm nhấn cho không gian.

Nhà sáng lập sàn TMĐT nông sản FoodMap: Từ trái hồng treo gió đến bản đồ nông - đặc sản Việt đồng hành với nông dân ba miền

Mục tiêu đầu tiên của của Founder Phạm Ngọc Anh Tùng - FoodMap là dùng công nghệ - cụ thể là tự động hóa, áp dụng vào công việc kinh doanh nông sản, để giúp người nông dân Việt không những bán hết hàng mà còn bán được giá cao nhất. Mục tiêu thứ hai là hỗ trợ nông sản Việt lên ngôi ở ‘sân nhà’, làm bàn đạp tranh đấu sòng phẳng ở ‘sân khách’.

‘Mùa đông’ đang đến với startup và giới đầu tư khởi nghiệp?

Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm và vườn ươm khởi nghiệp đã cảnh báo về “mùa đông” của các startup. Y Combinator khuyên các nhà sáng lập “lên kế hoạch cho những điều tồi tệ nhất”. Sân chơi trở nên khó khăn hơn nhưng đây lại là cơ hội bứt phá cho những công ty có thể sống sót qua khủng hoảng.