Chứng khoán

VN-Index vượt mốc 1.240 điểm với thanh khoản cải thiện, khối ngoại tiếp tục mua ròng 374 tỷ đồng toàn thị trường

Sau phiên bùng nổ hôm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên 2/8 với những diễn biến rung lắc chuyển màu nhanh chóng. Chỉ số chính không dưới 5 lẩn đảo chiều xanh đỏ, song dòng tiền bắt đáy dường như có sự đồng thuận từ nhà đầu tư. VN-Index phản ứng khá tốt với những sự rung lắc này bằng nỗ lực đảo chiều tăng điểm với biên độ được nới rộng dần về cuối phiên.

Thị trường giằng co trong hầu hết thời gian giao dịch, nhóm tài chính với sự xuất hiện của bộ đôi công thần phiên hôm qua là ngân hàng và chứng khoán có sự phân hóa. Tại nhóm ngân hàng, VCB nổi bật trong top cổ phiếu đóng vai trò dẫn dắt thị trường. Cùng với đó, bộ đôi nhà Vingroup là VHM, VIC... tăng giá dẫn dắt thị trường. Top 3 mã tăng điểm tích cực nhất: VHM, VCB, VIC đóng góp tổng cộng 6,7 điểm cho sự gia tăng của VN-Index.  

VN-Index vượt mốc 1.240 điểm với thanh khoản cải thiện, khối ngoại tiếp tục mua ròng 374 tỷ đồng toàn thị trường - Ảnh 1.

Bên cạnh sự tăng điểm của VCB (+2,47%), các mã khác như VAB (+5,15%); VBB (+1,9%); BVB (+1,43%); LPB (+0,95%);… đồng loạt đi lên. Tuy nhiên, ở chiều giảm điểm, nhiều bluechips nhóm ngân hàng cũng đẩy thị trường rơi vào thế chống đỡ, phải kể tới BID, STB, TCB, CTG, ACB…

Nhóm chứng khoán ghi nhận sắc xanh đỏ đan xen, trong đó FTS, SSI, TVB, VND,.. tăng tốt với biên độ dao động từ 1,6%-4,88%. Ngược lại, HCM, MBS, SHS, EVS… giảm điểm với biên độ hơn 1%.

Mặt khác, nhóm bất động sản, dầu khí, thép hay phân bón bất ngờ tăng mạnh trở lại. Đáng chú ý, nhiều cổ phiếu bất động sản tăng kịch biên độ như QCG, LDG, FLC, DRH… Song song, VHM, NVL, CEO… tăng điểm tốt dao động từ 1,4%-4,2%.

Nhóm dầu khí cũng được kéo tăng mạnh với PXS (+6,38%); OIL (+3,94%); PVS (+2,98%); PGS (+2,83%);… Tuy nhiên, PLX của Petrolimex vẫn giảm điểm -1,91% do những lo ngại về kết quả kinh doanh quý 2 không quá khả quan.

VN-Index vượt mốc 1.240 điểm với thanh khoản cải thiện, khối ngoại tiếp tục mua ròng 374 tỷ đồng toàn thị trường - Ảnh 2.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,27 điểm (0,83%) lên 1.241,62 điểm. HNX-Index tăng 1,22 điểm (0,41%) lên 295,84 điểm. UPCoM-Index tăng 0,22 điểm (0,24%) lên 90,13 điểm. Điểm sáng là thanh khoản thị trường tiếp tục neo ở mức cao với tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt 16.886 tỷ đồng, tăng 4,2% so với phiên trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm nhẹ 0,38% và đạt 15.176 tỷ đồng. 

Về giao dịch khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tổng cộng 374 tỷ đồng toàn thị trường.

Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 370 tỷ đồng, tập trung mua ròng SSI và HPG. Song chiều bán ròng, khối ngoại bán mạnh nhất CCQ FUEVFVND với giá trị 198 tỷ đồng. 

VN-Index vượt mốc 1.240 điểm với thanh khoản cải thiện, khối ngoại tiếp tục mua ròng 374 tỷ đồng toàn thị trường - Ảnh 3.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 11 tỷ đồng. 

VN-Index vượt mốc 1.240 điểm với thanh khoản cải thiện, khối ngoại tiếp tục mua ròng 374 tỷ đồng toàn thị trường - Ảnh 4.

Trên sàn UpCOM, khối ngoại bán ròng nhẹ 7 tỷ đồng.

VN-Index vượt mốc 1.240 điểm với thanh khoản cải thiện, khối ngoại tiếp tục mua ròng 374 tỷ đồng toàn thị trường - Ảnh 5.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

FPT Software bắt tay "ông lớn"công nghệ Singapore phát triển trung tâm công nghệ 3.000 nhân sự tại Việt Nam

Đây cũng là trung tâm công nghệ chiến lược thứ 3 của NCS tại châu Á. Trước đó, NCS đã phát triển hai trung tâm công nghệ tại Trung Quốc và Ấn Độ. Với trung tâm tại Việt Nam, NCS cùng các đối tác sẽ tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như năng lực công nghệ vượt trội đã được khẳng định trong hơn hai thập kỷ qua của FPT Software.

Mang danh "triệu phú công nghệ", rút cục Vương Phạm kinh doanh gì?

Xuyên suốt cuộc trò chuyện kéo dài 2 tiếng rưỡi, Vương Phạm nhắc đi nhắc lại 2 quan điểm kinh doanh của mình. Một là khi khách hàng không hài lòng, hãy để họ trả lại miễn phí, thậm chí freeship, "hết lòng" với khách hàng thì họ sẽ "hết tiền" với mình. Hai là không bao giờ vay tiền trong kinh doanh.

Giữa cao điểm mùa hè, cả nước Đức "sôi sục" nghĩ về mùa đông: Chưa bao giờ việc tiết kiệm từng m3 khí lại quan trọng đến thế

Chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chậm phản ứng khi Nga siết chặt nguồn cung khí đốt. Hiện tại, nhiều thành phố của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải tắt đèn, ngừng cấp nước nóng nhằm tiết kiệm năng lượng cho mùa đông sắp tới.