Chứng khoán

VN-Index đảo chiều tăng cuối phiên, khối ngoại quay đầu bán ròng 360 tỷ đồng trong phiên 19/7

Tiếp tục trạng thái tích lũy đi ngang, VN-Index vẫn giằng co quanh ngưỡng 1.800 điểm. Nguyên nhân khiến chỉ số không thể "thoát xác" trước những mốc cản vẫn là do áp lực đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, đà giảm nhóm Bluechips thu hẹp dần vào cuối phiên cộng với sự bứt phá của nhóm cổ phiếu năng lượng đã giúp VN-Index đảo chiều ngoạn mục và kết thúc phiên bằng sắc xanh. Tuy nhiên, thanh khoản èo uột cùng động thái bán ròng mạnh liên tiếp 13 phiên của khối ngoại cũng khiến thị trường chung chưa thể khởi sắc nhiều.

Sắc đỏ vẫn thắng thế ở rổ Bluechips phiên hôm nay, dù đà giảm đã thu hẹp đáng kể so với phiên sáng. Hàng loạt trụ lớn giảm sâu như HPG (-2%), MWG (-1,6%), CTG (-1,3%), VCB (-1%) kìm hãm đà tăng của chỉ số. Khá may là "ông lớn" trong ngành dầu khí GAS bứt phá mạnh và kéo thị trường tăng trên 2 điểm. Bên cạnh đó, sự trở lại của VIC sau nhiều phiên giảm sâu cũng đóng góp 0,7 điểm cho VN-Index.

Tâm điểm hút tiền trong phiên hôm nay thuộc về nhóm cổ phiếu dầu khí, sắc xanh lan tỏa toàn bộ nhóm ngành. Sau thời gian chịu áp lực chốt lời khá mạnh, cổ phiếu dầu khí đã có những phiên phục hồi khá tốt khi giá dầu lại tiếp tục tăng mạnh trước áp lực từ việc khan hiếm nguồn cung.

Nổi bật nhất trong nhóm dầu khí là hai đại diện GAS và BSR khi đồng loạt bứt phá mạnh trên 4,3%, OIL, PVS cũng tăng khá trên 2,2%. Theo giới chuyên gia, diễn biến giá dầu, khí trong thời gian tới sẽ phụ thuộc lớn vào mức độ căng thẳng giữa Nga và Ukraine và các biện pháp cấm nhập khẩu dầu của EU. Vì vậy, nhà đầu tư đã giải ngân cổ phiếu tiếp tục nắm giữ cổ phiếu dầu khí và theo dõi sát diễn biến địa chính trị để đưa ra những hành động phù hợp.

Tiếp tục là một phiên giao dịch kém sáng của nhóm cổ phiếu ngân hàng khi chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh trong phiên hôm nay. Tất nhiên vẫn có một vài cổ phiếu giữ được sắc xanh như SHN, BID, EIB, song biên độ tăng không lớn. Sắc đỏ vẫn đóng vai trò chủ đạo với hàng loạt cổ phiếu giảm trên 1% như VCB, VIB, CTG, LPB. Diễn biến tương tự tại nhóm cổ phiếu chứng khoán khi gặp áp lực chốt lời khá mạnh sau phiên bung sức vào hôm qua. Theo đó, nhiều mã lớn như VCI, SSI, VND cũng đồng loạt giảm trên 1%.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,84 điểm (0,16%) lên 1.178 điểm. HNX-Index giảm nhẹ 0,2 điểm xuống 284 điểm và UPCoM-Index tăng 0,4 điểm lên 87 điểm. Thanh khoản trên HOSE tương đương phiên hôm trước, giá trị khớp lệnh đạt 11.262 tỷ đồng trong phiên.

Giao dịch khối ngoại phiên hôm nay khá tiêu cực khi họ tiếp tục bán ròng hơn 360 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó họ bán ròng 291 tỷ đồng trên HOSE, bán ròng gần 13 tỷ đồng trên HNX và bán ròng hơn 56 tỷ đồng trên UPCoM.

Giao dịch trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng mạnh 291 tỷ đồng. Theo đó, HPG dẫn đầu về giá trị bán ròng với gần 72 tỷ đồng. Kế đó, khối ngoại tập trung xả FUEVFVND với gần 49 tỷ đồng. Tương tự, dòng vốn nước ngoài rút khỏi VHM, DXG, VCB với giá trị bán ròng lần lượt là 38 tỷ đồng, 30 tỷ đồng và 27 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, giao dịch mua vào chủ yếu tập trung ở VNM với hơn 39 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư ngoại rót ròng gần 20 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu MWG trong phiên cổ phiếu này giảm khá mạnh.

Bên cạnh đó, nhóm dầu khí cũng là tâm điểm hút dòng tiền của các nhà đầu tư ngoại với GAS được mua ròng với tổng giá trị gần 19 tỷ đồng. Theo sau, dòng tiền cũng lần lượt tìm đến SAB (13 tỷ đồng), NT2 (11 tỷ đồng), KBC (11 tỷ đồng).

Diễn biến cùng chiều, tại sàn HNX, khối ngoại đảo chiều bán ròng 13 tỷ đồng. Xét giao dịch cụ thể, nhóm này bán ròng mạnh nhất tại IDC (-9,3 tỷ đồng), THD (-1,9 tỷ đồng), HUT (-1,1 tỷ đồng). Ở chiều mua, quy mô mua ròng khá thấp khi không có mã nào được mua ròng trên 1 tỷ đồng. Theo đó, TNG (0,8 tỷ đồng), SD5 (0,3 tỷ đồng), PVI (0,2 tỷ đồng).

Trên sàn UPCoM, khối ngoại phiên hôm nay bán ròng khá mạnh với tổng giá trị gần 56 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn lực xả tập trung vào BSR (-49 tỷ đồng) khi mã dầu khí này có một phiên tăng khá tốt trong phiên hôm nay. Bên cạnh đó, lực bán còn tập trung ở VTP (-7tỷ đồng) và QNS (0,9 tỷ đồng). Tại bên mua, dòng tiền thu hẹp khi chỉ có cổ phiếu ACV thu hút lực cầu lớn nhất với 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giao dịch mua gom với quy mô nhỏ hơn cũng xuất hiện tại CSI, SKV, WSB,...

Các tin khác

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.