Kinh doanh

Vingroup kiến nghị làm điện công suất khủng: Có vượt khung quy hoạch 8?

Tóm tắt:
  • Tập đoàn Vingroup đề xuất nhiều dự án điện tái tạo và LNG vượt công suất dự kiến trong quy hoạch điện 8.
  • Kiến nghị bổ sung 47.500 MW cho các dự án năng lượng tái tạo, với tổng đầu tư 20-25 tỉ USD giai đoạn 2025-2030.
  • Dự án điện mặt trời và gió được đề xuất tại nhiều tỉnh, với công suất lớn hơn nhiều so với quy hoạch hiện tại.
  • Một số dự án như LNG Hải Phòng 5.000 MW không có trong danh mục quy hoạch điện 8 đã công bố.
  • Bộ Công Thương khẳng định quy hoạch điện 8 đã được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cung cấp điện ổn định.
Vingroup - Ảnh 1.

Nhiều dự án điện tái tạo được đề xuất chủ yếu là điện gió và mặt trời - Ảnh: NGỌC HIỂN

Loạt dự án điện tái tạo và điện LNG được Tập đoàn Vingoup đề xuất gây chú ý bởi quy mô công suất khá lớn so với dự thảo điều chỉnh bổ sung quy hoạch điện 8 đang được Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. 

Kiến nghị làm loạt dự án quy mô 47.500 MW

Vingroup kiến nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện 8 điều chỉnh và kế hoạch thực hiện quy hoạch điện 8 điều chỉnh cho các dự án năng lượng tái tạo với tổng quy mô công suất là 47.500MW cho hai giai đoạn. Riêng giai đoạn 2025-2030 có tổng mức đầu tư 20-25 tỉ USD. 

Tiêu chí xác định các dự án này được Vingroup đưa ra là dựa trên tiêu chí của Bộ Công Thương, cùng một số tiêu chí đã được nghiên cứu riêng. 

Cụ thể: Các tỉnh có tiềm năng về quỹ đất, khả năng đấu nối và gần trung tâm phụ tải lớn để xây dựng dự án có công suất lớn, trở thành trung tâm năng lượng quốc gia (trên 5.000 MW). 

Dự án triển khai tại nơi có tiềm năng về gió và bức xạ tốt; lựa chọn loại hình công nghệ và vị trí để tối ưu thời gian phát triển dự án, hiệu suất sản xuất điện và hiệu quả tài chính.

Về nhà máy nhiệt điện LNG, Tập đoàn Vingroup đề nghị bổ sung dự án nhà máy nhiệt điện LNG tại Hải Phòng, quy mô công suất 5.000MW; thời gian thực hiện là 2025-2030; tổng mức đầu tư là 5,5 tỉ USD.

Với danh mục dự án năng lượng tái tạo được Vingroup đề xuất cho hai giai đoạn đến năm 2035 sẽ gồm: Nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện Sơn La là 8.000MW; nhà máy điện mặt trời và điện gió tại Đắk Lắk có tổng công suất là 9.000MW.

Nhà máy điện mặt trời nổi tại hồ sông Than và điện gió ở Ninh Thuận với 5.000 MW; tại Bình Phước là nhà máy điện mặt trời ở Lộc Ninh là 8.000MW; tại Đồng Nai là điện mặt trời nổi tại hồ Trị An, công suất 5.000MW; tại Trà Vinh hoặc Sóc Trăng là điện gió gần bờ với công suất 7.500MW.

Có dự án đề xuất còn chưa có trong quy hoạch

Tuy vậy, tại tờ trình được Bộ Công Thương gửi tới Thủ tướng và Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch điện 8, danh mục các dự án được đưa ra có công suất thấp hơn nhiều so với đề xuất của tập đoàn.

Ví dụ tại Bình Phước, tổng công suất dự án điện mặt trời tập trung tại tỉnh này đến 2035 là 4.250,6MW. Bao gồm điện mặt trời làm Lộc Ninh có công suất dự kiến 800MW, trong khi Vingroup đề xuất làm dự án công suất lên tới 8.000MW.

Tại Đồng Nai cũng có nhiều dự án điện mặt trời, song công suất cao nhất cả tỉnh cho giai đoạn 2025 - 2030 là 1.029MW và 2031-2035 là 3.894MW, tương đương công suất dự án Vingroup đề xuất tại hồ Trị An. 

Tại Ninh Thuận, dự án điện mặt trời tại hồ Sông Than cũng chỉ có công suất là 64MW; dự án điện mặt trời nổi tại thủy điện Sơn La là 800MW; tại Đắk Lắk, dự án điện mặt trời Ea Súp cao nhất là 1.400MW.

Đối với nhiệt điện LNG, dự án cụ thể được Vingoup là LNG Hải Phòng với công suất 5.000MW. Tuy nhiên, trong danh mục các dự án LNG được quy hoạch điện 8 đã công bố, lại không có dự án LNG đặt tại Hải Phòng. Dự thảo sửa đổi quy hoạch 8 cũng không đề xuất thêm dự án điện NLG tại các địa phương.

Cụ thể, với 15 dự án điện khí LNG có tổng công suất 25.524MW, các dự án sẽ chỉ bao gồm Quảng Ninh, Thái Bình, Nghi Sơn, Quảng Trạch, Hải Lăng; Cà Ná, Sơn Mỹ; Long Sơn, Nhơn Trạch; Hiệp Phước; Long An, Bạc Liêu… 

Với việc phát triển nguồn LNG, Bộ Công Thương cũng nêu quan điểm là hạn chế phát triển các nguồn điện sử dụng LNG nếu có phương án thay thế để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu. 

Bộ Công Thương: Đảm bảo quy hoạch, tối ưu hệ thống

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về đề xuất trên của Vingroup, một lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay công suất toàn hệ thống trong quy hoạch điện 8 và dự thảo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch điện 8 đã được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cung cấp đủ điện và tối ưu hệ thống.

Do đó, trong trường hợp nếu đề xuất triển khai các dự án để phục vụ tự sản tự tiêu, không đấu nối vào hệ thống, hoặc không bán điện vào hệ thống điện quốc gia, sẽ không bị giới hạn bởi quy hoạch điện.

Tuy nhiên, nếu dự án được đấu nối và bán điện vào hệ thống, cần phải thực hiện theo quy hoạch. Vì vậy cần lưu ý trong bối cảnh toàn bộ hệ thống nguồn điện đã được tính toán tối ưu nhằm đảm bảo cho hệ thống.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Nhà báo Trần Mai Hưởng nói về ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập năm 1975 bằng bạc

Chào đón 50 năm thống nhất đất nước, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý lựa chọn tác phẩm ảnh “Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập” chụp trưa ngày 30/4/1975 để tái hiện trên bạc thỏi, thể hiện lòng tri ân và biết ơn các thế hệ cha anh. Tác giả của bức ảnh - Nhà báo Trần Mai Hưởng cho biết, tôi rất vui khi có thêm những sản phẩm mang ý nghĩa văn hóa, thể hiện lòng tự hào, sự trân trọng đối với trị lịch sử dân tộc.

Dự án Riveria Hội An đón đầu làn sóng hút vốn ngoại vào bất động sản

Trong năm 2025, dòng vốn đầu tư vào bất động sản giảm trên toàn cầu, nhưng thị trường Việt Nam lại là điểm sáng ngược thị trường. Ngay tại dự án Riveria Hội An cũng là điểm sáng trong năm 2024 khi thu hút 2 nhà đầu tư Hàn Quốc và Trung Quốc triển khai dự án Trung tâm triển lãm nghệ thuật – Media Art Complex và công viên Ánh sáng và Giải trí.

Petrovietnam hiện thực hóa các điểm mới của Luật Dầu khí năm 2022

Phù hợp với các quy định của Luật Dầu khí năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023), trên cơ sở phê duyệt của Chính phủ, ngày 31/3/2025, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited (JVPC - công ty con 100% của ENEOS Xplora, Nhật Bản) và Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã tiến hành ký kết Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) đối với Lô 15-2, bể Cửu Long.