Tài chính

VietinBank muốn giữ lại hơn 9.600 tỷ đồng lợi nhuận năm 2021 để chia cổ tức bằng cổ phiếu

Năm 2022, VietinBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng từ 5-10%. Dư nợ tín dụng tăng trưởng theo phê duyệt của ngân hàng Nhà nước. Nguồn huy động từ TCKT và dân cư tăng 8-10%, có điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu dưới 1,8%.

Ngân hàng cũng lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 15% và được điều chỉnh theo phê duyệt của NHNN. Theo đó, lợi nhuận năm 2022 của VietinBank có thể đạt trên 19.300 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm 2021, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của ngân hàng đạt 16.860 tỷ đồng, tăng 2,3% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17.589 tỷ đồng, tăng 2,7%.

Năm 2021, dư nợ tín dụng của VietinBank tăng 11,1% đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng phân khúc có tỷ suất sinh lời cao SME và Bán lẻ với tỷ trọng tăng từ 54% lên 57%.

Nguồn vốn huy động của VietinBank năm 2021 tăng 17,3% lên hơn 1,16 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn CASA thị trường 1 được cải thiện, tăng hơn 20% so với năm 20200. Tỷ trọng CASA tăng từ 19,6% năm 2020 lên hơn 20% năm 2021.

Lợi nhuận riêng lẻ sau thuế năm 2021 của VietinBank là 13.622 tỷ đồng. Sau khi trích các quỹ bắt buộc và quỹ khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận còn lại của ngân hàng là 9.624 tỷ đồng. VietinBank muốn dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại này để chia cổ tức bằng cổ phiếu.

VietinBank muốn giữ lại hơn 9.600 tỷ đồng lợi nhuận năm 2021 để chia cổ tức bằng cổ phiếu - Ảnh 1.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Hà Nội cho trẻ mầm non đi học từ 13/4

Thành phố Hà Nội vừa có văn bản thống nhất với đề xuất của Sở GD&ĐT về việc cho trẻ em mầm non trên địa bàn thành phố đến trường từ 13/4.

mầm non đi học từ 13/4

Thành phố Hà Nội vừa có văn bản thống nhất với đề xuất của Sở GD&ĐT về việc cho trẻ em mầm non trên địa bàn thành phố đến trường từ 13/4.

Định hướng quy hoạch huyện Gia Lâm 2030-2050 thế nào?

Huyện Gia Lâm (Hà Nội) được định hướng phát triển kinh tế theo hướng cân bằng và bền vững, làm tiền đề cho việc nâng cấp huyện lên thành quận; đề xuất quy hoạch tổ chức không gian đô thị, điểm dân cư nông thôn, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội, dịch vụ công nghiệp, nông nghiệp…

5 năm trước, người Hà Nội vào TP.HCM mua nhà, giờ xu hướng đảo ngược

Giá bất động sản ở TP.HCM đã tăng vượt bậc, đắt hơn Hà Nội rất nhiều, gần như gấp đôi trong thời gian vừa qua. Tính đến quý 1/2022, giá bán căn hộ trung bình ở TP.HCM tăng đến 64 triệu/m2, tăng 9% theo quý còn giá căn hộ ở Hà Nội tăng đến 45 triệu/m2, tăng 5% theo quý.

3 đơn vị của Hà Nội vào cuộc kiểm tra dự án 61 Trần Phú

Theo yêu cầu, trong thời gian các sở, ngành Thành phố kiểm tra, rà soát, yêu cầu chủ đầu tư dự án tạm dừng thực hiện việc phá dỡ, thi công xây dựng, thực hiện đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình tại số 61 phố Trần Phú.

Cách chức Giám đốc CDC Bình Phước vì "nhận quà" của Công ty Việt Á

Chiều ngày 8/4, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho biết, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quách Ái Đức vừa ký quyết định số 104/QĐ-SYT thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Sáu – Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Bình Phước) bằng hình thức cách chức.

Đằng sau dự báo Việt Nam sẽ dư thừa 1,7 triệu nam giới vào 2050

Mới đây, Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) đã công bố báo cáo về dự báo cơ cấu dân số và khuyến nghị cải cách chính sách ở Việt Nam. Theo đó, báo cáo cho biết, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ “dư thừa” nam giới trong 3 thập kỷ tới.