Xã hội

Vì sao Vinspeed đề xuất dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam dù được cho là non trẻ?

Trước tiên, cần nói rằng, đây là một thông tin không mới khi ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup chia sẻ về việc bổ sung hai trụ cột gồm hạ tầng và năng lượng sạch tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tổ chức mới đây.

Điểm được nhiều người quan tâm là quy mô, đây là đề xuất đầu tư có quy mô lớn chưa từng có từ khu vực tư nhân trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Trước nhiều câu hỏi được đặt ra về năng lực và động cơ, đại diện Vinspeed bà Đào Thụy Vân, Phó Tổng Giám đốc đã có những chia sẻ.

Theo phương án tài chính mà Vinspeed trình bày, doanh nghiệp đề xuất được Nhà nước cho vay lại 80% tổng vốn đầu tư (khoảng 49 tỷ USD) trong vòng 35 năm. Phần còn lại, tương đương 20% vốn đối ứng, do doanh nghiệp tự thu xếp. Bà Đào Thụy Vân cho biết: “Chúng tôi tự tin là nếu đề xuất được phê duyệt, thì Vinspeed sẽ huy động được khoảng 300.000 tỷ đồng. Phần vốn tự có có thể thu xếp khoảng 45.000 tỷ đồng.”

Khi được hỏi về mục tiêu đề xuất của dự án, bà Vân nhấn mạnh: “Chúng tôi xác định đây là dự án cống hiến, không phải dự án vì lợi nhuận.”

Theo bà Vân, đường sắt tốc độ cao là lĩnh vực khó sinh lời. Trên thế giới, 98% các tuyến đều không có lãi, và sau 30 năm khai thác, phần lớn đều phải tái đầu tư. Vì vậy, Vinspeed tiếp cận dự án này không dưới góc độ lợi nhuận, mà xuất phát từ mong muốn đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp đường sắt cao tốc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở các địa phươngngành công nghiệp đường sắt cao tốc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở các địa phương.

Về phần pháp nhân và mối quan hệ với Vingroup, bà Vân khẳng định Vinspeed là một công ty độc lập, không phải công ty con của Tập đoàn Vingroup, dù có chung nhà sáng lập là ông Phạm Nhật Vượng. Vinspeed được thành lập với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng.

Cụ thể, cơ cấu cổ đông bao gồm ông Phạm Nhật Vượng góp 3.060 tỷ đồng (51%), Tập đoàn Đầu tư Việt Nam góp 2.100 tỷ đồng (35%), Tập đoàn Vingroup góp 600 tỷ đồng (10%), bà Phạm Thúy Hằng góp 180 tỷ đồng (3%), hai người con của ông Vượng – Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Quân Anh – mỗi người góp 30 tỷ đồng (0,5%).

Bà Vân lý giải Vinspeed có chung nhà sáng lập với Tập đoàn Vingroup là ông Phạm Nhật Vượng. Tuy nhiên, công ty này được tổ chức như một pháp nhân riêng biệt. Việc ông Vượng để Vinspeed đứng riêng là để tách phần khó khăn ra khỏi Vingroup, nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông tập đoàn.

“Để không ảnh hưởng đến cổ đông VIC và chuyên tâm triển khai dự án cống hiến này, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng đã thành lập Vinspeed độc lập, Vingroup chỉ chiếm 10% trong Vinspeed. Nếu có lỗ thì cổ đông Vinspeed chịu chứ không phải cổ đông VIC hay các công ty trong hệ sinh thái”.

Trả lời về nghi vấn về khả năng Vinspeed tận dụng dự án để “gom” bất động sản quanh các nhà ga, bà Đào Thụy Vân phản hồi rõ: “Nếu chỉ vì động cơ gom đất vàng thì không ai chọn dấn thân vào dự án chắc chắn lỗ thế này trong khi hai nơi có giá trị và tiềm năng cao nhất là Hà Nội và TP.HCM đều không còn dư địa để làm dự án bất động sản quanh nhà ga nữa.”

Nói thêm về đề xuất này, Vinspeed cho biết đang làm việc với đối tác từ Trung Quốc, Đức và Nhật Bản để nhận chuyển giao công nghệ, với mục tiêu sản xuất đầu máy, toa xe và hệ thống điều hiển tại Việt Nam.

Đó là những gì liên quan đến động cơ thực hiện và khả năng tài chính để triển khai dự án từ góc độ của đơn vị đề xuất. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, ngày 12/5, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp về đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam của Vinspeed.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan khẩn trương có ý kiến, đề xuất các nội dung theo chức năng nhiệm vụ, gửi văn bản đến Bộ Xây dựng trước ngày 19/5. Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Xây dựng, trình Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ trước ngày 22/5, báo cáo cấp có thẩm quyền và Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (khi được cấp có thẩm quyền cho phép).

Vinspeed chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ phương án đầu tư, lập bản so sánh giữa hai phương án đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân.  Trong đó làm rõ tính khả thi, tiến độ hoàn thành, hiệu quả đầu tư..., từ đó chứng minh những ưu điểm khi tư nhân đầu tư: nhanh hơn, rẻ hơn, hiệu quả hơn.

Đồng thời, Vinspeed .

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng thế giới phiên giao dịch Mỹ đêm 16.5 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận một ngày tăng giảm bất thường.

Giá vàng, USD đồng loạt giảm

Sáng nay (16/5), giá vàng trong nước giảm mạnh khiến các “nhà vàng” nới rộng khoảng cách mua vào - bán ra. Giá USD ngân hàng về sát mốc 26.000 đồng/USD.

5 thói quen khiến bạn mắc căn bệnh "khổ đủ đường", rất nhiều người Việt đang làm hằng ngày

Dù không nguy hiểm tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại là “kẻ thù” thầm lặng đe dọa chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người ngại ngùng, tự ti. Hiểu rõ về bệnh chính là chìa khóa giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả. ThS.BS. Phạm Như Hòa - Trung tâm Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ cho chúng ta những hiểu biết để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Từ 15 giờ hôm nay 15.5, giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại. Giá xăng tăng 403 - 415 đồng/lít, giá dầu tăng 285 - 627 đồng/lít/kg.

Thấy gì đằng sau thỏa thuận giảm thuế Mỹ - Trung?

Mỹ và Trung Quốc đạt bước ngoặt giảm thuế, mở ra giai đoạn “tôn trọng lẫn nhau” sau căng thẳng thương mại. Liệu đây có phải khởi đầu cho sự va chạm không thể tránh khỏi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới?

36 năm Bảo Tín Minh Châu - Giữ tín nhiệm hơn giữ vàng, vì khách hàng sẵn sàng phục vụ

Trải qua hành trình 36 năm phát triển, Bảo Tín Minh Châu luôn không ngừng đổi mới – từ thiết kế sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại đến đa dạng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và tinh tế của thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh giá vàng biến động, BTMC vẫn nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất.

Doanh nghiệp chung tay hiện thực hoá ‘khát vọng xanh’

Những bước đi tiên phong từ khối doanh nghiệp đang góp phần định hình một tương lai công nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường và đóng góp vào cam kết của Việt Nam tại COP26 - đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.