Xã hội

Vì sao thu hút FDI của Bình Dương, Đồng Nai "đuối sức" so với các tỉnh phía Bắc?

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), 8 tỉnh/thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy chỉ chiếm 20% dân số nhưng đóng góp tới 45% GDP; thu ngân sách chiếm 40% nhưng chi ngân sách chỉ chiếm 20%. Riêng TP HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Tuy nhiên, trong thu hút FDI, TP HCM đã đạt đến ngưỡng tới hạn trong phát triển các ngành sử dụng lao động trình độ thấp trong khi việc chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao chưa có sự bứt phá rõ rệt.

Các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai với động lực chính là công nghiệp chế biến chế tạo, Bà Rịa - Vũng Tàu với động lực là ngành khai khoáng nhưng đều có dấu hiệu thu hút FDI chững lại.

Các địa phương thu hút FDI tốt nhất năm 2023. (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Vắng bóng những dự án lớn 

Mặc dù có lợi thế thu hút FDI từ sớm song trong một thời gian dài nhiều tỉnh thành trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có khuynh hướng thu hút FDI chạy theo số lượng mà “quên” đi chất lượng.Năm 2023, các tỉnh phía Nam trừ TP HCM đều tụt xa trong bảng xếp hạng thu hút vốn FDI. 

Điều này dẫn đến nhiều dự án có đặc điểm chung là sử dụng nhiều đất, thâm dụng lao động hơn so với các thủ phủ sản xuất kinh kiện điện tử ở khu vực phía Bắc.

Luỹ kế từ năm 1988 đến nay, tổng số vốn FDI mà các tỉnh khu vực phía Nam gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút được hiện đứng đầu cả nước. Song nhìn vào số doanh nghiệp FDI rất lớn cũng cho thấy khu vực này cần đẩy mạnh việc chọn lựa "chất" nhiều hơn thay vì chỉ chú ý đến lượng.

 Số vốn và số dự án FDI của các địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước. (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài).

Trong năm 2023, hầu hết các dự án lớn đều tập trung vào khu vực phía Bắc, trong đó có thể kể đến như: Dự án LG Innotek ở Hải Phòng quy mô 1 tỷ USD, Jinko Solar Holding ở Quảng Ninh, dự án Victory Giant Technology (Trung Quốc) tại Bắc Ninh,...

Hai dự án quy mô lớn mới nhất là Trina Solar của Tập đoàn lớn trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc số vốn 454,4 triệu USD và Dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện của Gokin Solar (Hong Kong) trị giá 274,8 triệu USD cũng đều chọn các tỉnh, thành phía Bắc làm nơi rót vốn.

Trong các tỉnh phía nam chỉ có Bà Rịa - Vũng Tàu là có một dự án FDI lọt nhóm 10 dự án quy mô lớn nhất năm 2023 đến từ Tập đoàn Hyosung của Hàn Quốc. Điều này cho thấy việc xu hướng vắng bóng các dự án có vốn đầu tư lớn vào khu công nghiệp của các tỉnh phía Nam. 

Thiếu sức cạnh tranh

Một trong những vấn đề đã được dự báo của các tỉnh phía Nam là việc quỹ đất công nghiệp đang ít dần. Sau giai đoạn thu hút FDI ồ ạt, các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai đang bước vào giai đoạn mất đi lợi thế cạnh tranh về chi phí từ giá thuê đất hay nhân công.

Trong khi các tỉnh phía Bắc tập trung vào sản xuất linh kiện, điện tử, điện thoại,.. thì các tỉnh phía Nam hiện tập trung vào sản xuất máy móc thiết bị, gỗ, dệt may, cao su nhựa,... các ngành sử dụng nhiều lao động nhưng giá trị gia tăng thấp hơn. 

Theo báo cáo chiến lược mới nhất từ SSI Research, giá thuê đất ở khu vực phía Nam cũng cao hơn khu vực phía Bắc khi Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có giá thuê thấp nhất cũng gần ở mức 150 USD/m2/năm gần ngang với Bắc Giang, Bắc Ninh và cao hơn hẳn Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương.

Báo cáo này cũng nhận định sự phục hồi của các khu công nghiệp chủ yếu mang tính kỹ thuật do mức nền thấp trong năm 2023 với các doanh nghiệp thuê đất công nghiệp chính là các doanh nghiệp sản xuất (dệt may, gỗ, da giày), logistics và thực phẩm, đồ uống.

Trong khi đó, nhu cầu thuê đất đối với các khu công nghiệp phía Bắc dự kiến sẽ được đẩy lên cao trong năm 2024, được thúc đẩy nhờ xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, chủ yếu trong ngành điện tử và bán dẫn.

Apple hiện có 11 cơ sở sản xuất thiết bị âm thanh tại Việt Nam và các nhà cung cấp của Apple, như Lux Share, Foxconn, Compal và GoTek hiện đang vận hành 32 nhà máy tại Việt Nam.

 Tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam. (Nguồn: SSI Research).

Giá trung bình, nguồn cung và tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp phía Bắc và Nam trong năm 2023. (Nguồn: SSI Research).

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các tỉnh phía Nam mất lợi thế cạnh tranh so với khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông, đặc biệt là tại khu vực miền Trung và miền Nam cũng cần được cải thiện nếu muốn đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tăng trưởng xanh là chìa khoá thu hút FDI

 

  • TIN LIÊN QUAN
  • Bắc Ninh, Thái Nguyên nhường chỗ những 'ngôi sao' thu hút FDI mới 22/02/2024 - 07:15

  • Bắc Giang, Quảng Ninh giữ vững phong độ thu hút FDI do đâu? 01/03/2024 - 07:54

  • Là 'thủ phủ' của Samsung, vì sao Bắc Ninh đang chững lại trong tăng trưởng?

 

Mất đi những lợi thế cũ về giá đất hay nhân công nhưng nếu tập trung vào khai thác được yếu tố tăng trưởng xanh, phát triển bền vững thì đây lại là một thế mạnh có thể giúp các tỉnh phía Nam gia tăng sức cạnh tranh.

Trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ưa chuộng các tỉnh phía Bắc thì các nhà đầu tư Châu Âu lại khá quan tâm đến khu vực phía Nam. Tuy nhiên, yếu tố kiên quyết để họ đầu tư là tính bền vững, tăng trưởng xanh.

Điển hình như Dự án Nhà máy Sản xuất đồ chơi trẻ em của Tập đoàn Lego của Đan Mạch. Dự án này có vốn đầu tư lên đến 1,3 tỷ USD, được định hướng xây dựng thành nhà máy bền vững nhất của Tập đoàn Lego trên thế giới với trang thiết bị hiện đại, sử dụng năng lượng mặt trời.

Vì vậy, để cạnh tranh, các tỉnh trọng điểm thu hút FDI khu vực phía Nam cần định hướng thu hút đầu tư chọn lọc, thu hút dự án công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động.

TP HCM mới đây đã đặt mục tiêu tăng 50% số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Mỹ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại thành phố.  Một mục tiêu quan trọng nữa được đặt ra là tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50%/năm.

 

 

Các ngành thương mại điện tử, logistics, bán lẻ cùng các ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngành công nghệ thông tin như thiết bị điện tử, thông tin, phần mềm, vi mạch, robot... sẽ là những ngành được TP HCM trải “thảm đỏ” mời gọi đầu tư.

Tương tự, Bình Dương, Đồng Nai hay Bà Rịa - Vũng Tàu đều đưa ra các chính sức mời gọi đầu tư ở những lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường...

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.