Tài chính

Vì sao cuộc khủng hoảng tắc nghẽn tại hàng loạt cảng biển lớn của thế giới chấm dứt?

Chi phí vận tải đồng thời đang giảm đi. Chi phí của một tàu công ten nơ từ Thượng Hải sang bờ Tây nước Mỹ trong tuần đầu của tháng 9/2022 ở mức 3.959USSD, giảm 23% so với tuần trước đó.

Tình trạng tắc nghẽn công ten nơ tại các cảng biển của thế giới vốn từng vô cùng tồi tệ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 hiện đang giảm đi nhanh chóng, giá vận tải giảm kỷ lục, đây là dấu hiệu cho thấy các yếu tố từng gây căng thẳng chuỗi cung ứng cuối cùng đang hạ nhiệt.

Theo Nikkei, tính toán của Viện nghiên cứu Nomura cho thấy số lượng tàu công ten nơ bên ngoài cảng Long Beach của Los Angeles đã giảm từ hơn 100 vào tháng 1/2022 ở thời điểm khủng hoảng chuỗi cung ứng căng thẳng nhất xuống chỉ còn chưa đầy 10 ở hiện tại.

Tình trạng tắc nghẽn tàu công ten nơ tại các cảng West Coast bắt đầu từ cuối năm 2020 do sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Các cảng đương đầu với tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, từ nhân viên vận hành cảng cho đến những người lái xe tải chuyên chở công ten nơ nôi địa, năng lực bốc dỡ xử lý hàng hóa vì vậy chịu nhiều hạn chế. Nhiều đã buộc phải chờ nhiều ngày ở ngoài khơi.

Rồi sau đó từ mùa hè năm ngoái, phải mất đến 30 ngày mới có thể vận chuyển được hàng hóa từ châu Á sang Bờ Tây nước Mỹ, thời gian dài hơn từ 2 đến 3 lần so với bình thường.

Thời gian vận chuyển càng dài, số lượng tàu sẵn có để vận chuyển hàng hóa càng ít và năng lực vận tải toàn cầu giảm đi nhanh chóng. Tình trạng tắc nghẽn tại cảng thường xuyên xảy ra, đặc biệt khu vực bờ Đông nước Mỹ và châu Âu, hoạt động vận tải biển bị gián đoạn và trở thành yếu tố quan trọng gây hạn chế chuỗi cung ứng.

Chi phí vận tải đồng thời đang giảm đi. Chi phí của một tàu công ten nơ từ Thượng Hải sang bờ Tây nước Mỹ trong tuần đầu của tháng 9/2022 ở mức 3.959USSD, giảm 23% so với tuần trước đó. Mức giảm như vậy lên đến hơn 1.000USD, sâu nhất tính từ năm 2009 khi mà số liệu kiểu như trên bắt đầu được công bố.

Chi phí vận tải hàng hóa tuyến Mỹ - Trung Quốc vốn được coi như chuẩn của toàn cầu, chính vì vậy chi phí vận tải hàng hóa trên các tuyến khác cũng đồng thời đang giảm. Chi phí vận tải từ Thượng Hải sang cảng Rotterdam ở Hà Lan và nhiều nơi khác đã giảm đến 45% tính từ đầu năm 2022 đến nay.

Chỉ số đo lường tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu cũng đang giảm đi. Chỉ số áp lực chuỗi cung ứng đã giảm 4 tháng liên tiếp tính đến tháng 8/2022 và hiện đang ở mức thấp nhất tính từ tháng 1/2021, chỉ ngay trước khi các vấn đề của chuỗi cung ứng trở nên tệ hại hơn.

“Sự suy giảm của tháng 8/2022 diễn ra trên diện rộng, thời gian vận chuyển hàng hóa đến tất cả các nước đồng loạt giảm”, Fed nhấn mạnh.

Vận tải công ten nơ không phải yếu tố duy nhất trong chuỗi cung ứng cải thiện. Tình trạng thiếu các sản phẩm bán dẫn, vốn đã gây tổn hại đến hoạt động sản xuất ô tô, đã trở nên đỡ căng thẳng hơn. 4 nhà cung cấp trong đó bao gồm Renesas Electronics của Nhật và Infineon Technologies của Đức đã buộc phải tích trữ các sản phẩm bán dẫn tương đương trung bình 3,48 tháng sản xuất trong quý 2/2022, gần tương đương với mức 3,51 tháng thời kỳ trước COVID-19.

Tuy nhiên, sự bình thường hoàn toàn còn lâu mới trở lại. Chỉ số áp lực ngành bán dẫn đang giảm, nhưng vẫn cao hơn so với trước đại dịch COVID-19. Con số này tương đương với trước đại dịch COVID-19, tình trạng này cũng tương đương với chi phí vận tải công ten nơ.

Tình trạng căng thẳng tại các cảng biển cũng có nguyên nhân từ sự suy giảm trên thị trường bất động sản do kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ tại Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ công bố số lượng nhà xây mới tại Mỹ trong tháng 7/2022 giảm 9,6% so với tháng liền trước. Doanh số bán nhà đang sử dụng theo Hiệp hội Nhà đất Mỹ công bố trong tháng 7/2022 cũng giảm đến tháng thứ 6 liên tiếp.

Các tàu công ten nơ cũng được sử dụng để vận chuyển nội thất, các thiết bị và nhiều loại hàng hóa khác. Nội thất và thiết bị gia dụng chiếm khoảng ¼ trong tổng số các tàu công ten nơ từ châu Á sang Mỹ, theo phân tích của giáo sư ngành vận tải biển tại trường đại học Takushoku ở Tokyo – ông Takuma Matsuda.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Áp lực từ đồng bạc xanh "gõ cửa" các quốc gia phát triển

Đồng bạc xanh liên tục mạnh lên và đẩy giá trị của nhiều đồng tiền chủ chốt khác đi xuống, khiến cho hàng hóa nhập khẩu tại trở nên đắt đỏ, hạn chế các điều kiện tài chính và châm ngòi lạm phát. Mối quan ngại lớn nhất đối với nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia phát triển, tới từ việc các đợt tăng lãi suất là không đủ để ngăn cản đà giảm giá của các đồng tiền nội địa, vì nền kinh tế của họ không vững mạnh bằng Mỹ.

Bất chấp downtrend, doanh nghiệp trên sàn vẫn huy động được gần 50.000 tỷ đồng từ chào bán ra công chúng, nhóm CTCK và ngân hàng gọi vốn nhiều nhất

Nếu như những năm trước, DN chủ yếu huy động từ phát hành riêng lẻ thì năm nay, phần lớn được huy động qua chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán cho cổ đông hiện hữu. Giá trị bán cổ phiếu quỹ cũng giảm cực mạnh.