Xã hội

Vi phạm chính khiến ông Nguyễn Thanh Long bị cách chức Bộ trưởng, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội

Vi phạm chính khiến ông Nguyễn Thanh Long bị cách chức Bộ trưởng, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội - 1

Ông Nguyễn Thanh Long bị cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. Ảnh: Nhật Minh

Sáng 7/6, trả lời câu hỏi của Tiền Phong về những lý do dẫn đến quyết định bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội và cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long, bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, ông Long có một số vi phạm.

Cụ thể, bà Thanh thông tin, theo kết luận của các cơ quan có thẩm quyền, ông Nguyễn Thanh Long đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, can thiệp, tác động, hỗ trợ công ty Việt Á trong quá trình cấp sổ đăng ký lưu hành tạm thời và chính thức; hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương với bộ kit xét nghiệm để việc ban hành các thông báo giá các sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán COVID-19.

Vi phạm chính khiến ông Nguyễn Thanh Long bị cách chức Bộ trưởng, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội - 2

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh. Ảnh: Nhật Minh

Từ những hành vi này, các cơ quan có thẩm quyền đã kết luận ông Nguyễn Thanh Long đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương.

Hành vi của ông Long đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, gây bức xúc trong xã hội; gây ảnh hưởng và làm giảm uy tín của tổ chức đảng mà ông Long là Bí thư Ban cán sự cũng như giảm uy tín và không đảm bảo tiêu chuẩn là đại biểu Quốc hội và tư cách Bộ trưởng Y tế.

Trước đó, với đa số thành thành, Quốc hội đã chính thức bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Thanh Long; và đồng ý phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông này.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán (7/6): POW tăng kịch trần, VN-Index rút chân xanh nhẹ sau phiên ATC

Diễn biến thị trường hôm nay trái ngược hoàn toàn so với phiên trước đó. Thị trường giao dịch trong vùng giá đỏ cả ngày và chỉ kéo đúng 20 phút cuối phiên. VN-Index có pha rút chân xanh nhẹ cuối phiên, nhìn chung thì lực cầu hấp thụ đã đóng góp đáng kể cho nỗ lực hồi phục của thị trường.

Khi nào giá bất động sản sẽ hạ?

Các chuyên gia nhận định, giá bất động sản trong năm 2022 khó có thể tiếp tục tăng. Ngược lại, sau thời gian chững vì thanh khoản thấp, giá bất động sản sẽ buộc phải dần hạ trong thời gian tới.

Dòng tiền ETF vào thị trường chứng khoán ghi nhận mức cao nhất trong 1 năm

Tổng dòng vốn ETF trong tháng 5 bơm ròng gần 4.900 tỷ đồng và nâng tổng giá trị dòng vốn lũy kế từ đầu năm lên 6.700 tỷ đồng, mức cao thứ 2 của giai đoạn 5 tháng đầu năm trong các năm quá khứ (chỉ sau giá trị 13.100 tỷ đồng trong năm 2021). Lực mua chủ yếu trong 5 tháng đầu năm vẫn từ Quỹ Fubon và DCVFM VNDiamond.