Tài chính

Vàng trong nước tăng gần 1 triệu đồng/lượng ngay khi mở cửa phiên đầu tuần

Cụ thể, lúc 8h10, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 65,0-66,1 triệu đồng/lượng, tăng 800 nghìn đồng/lượng chiều mua và 600 nghìn đồng/lượng chiều bán so với cuối tuần trước. 

Trong tuần trước, giá vàng trong nước đã liên tục leo dốc, tăng khoảng 4 triệu và lập đỉnh 67,5 triệu đồng/lượng ngày 24/2. Tuy nhiên ngay sau đó, giá vàng lại lao dốc và chốt tuần 26/2 ở mức 65,5 triệu đồng/lượng. 

Đáng chú ý, giá vàng biến động mạnh, các nhà băng có lúc nới rộng chênh lệch giá mua – bán lên tới 2 triệu đồng/lượng. Ngoài ra, vàng trong nước có những lần đảo chiều liên tục với mức điều chỉnh mạnh khiến nhà đầu tư lưỡng lự trong việc có nên chốt lời hay tiếp tục nắm giữ. 

Vàng tiếp tục chứng kiến biến động mạnh khi các nước phương Tây có phản ứng mới trước xung đột ở Ukraine. NATO đã loại bỏ một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Trong khi đó, vào Chủ Nhật, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã ra lệnh đặt trong tình trạng cảnh giác cao nhất của họ. 

Nhu cầu trú ẩn an toàn đã đẩy giá vàng tăng 2% vào đầu phiên giao dịch châu Á. Giá vàng giao ngay tăng vọt từ 1.889 USD/oune lên cao nhất 1.931 USD/ounce. 

Đến 8h30 sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay lại lùi xuống mức 1.913 USD/ounce, nhưng vẫn cao hơn cuối tuần trước 23 USD/ounce. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng kim loại quý vẫn phải đối mặt với áp lực đồng đô la Mỹ đang mạnh lên. 

Vàng trong nước tăng gần 1 triệu đồng/lượng ngay khi mở cửa phiên đầu tuần - Ảnh 1.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.