Công nghệ

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Tóm tắt:
  • Tuyến cáp quang biển ADC của Viettel bắt đầu hoạt động tháng 4/2025, có dung lượng tối đa 50Tbps.
  • Cáp ADC kết nối 7 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Singapore.
  • Tổng vốn đầu tư cho tuyến cáp này lên đến 290 triệu USD với sự tham gia của 9 tập đoàn viễn thông quốc tế.
  • Viettel xây dựng và vận hành ADC để đảm bảo khả năng tự chủ và an toàn cho mạng Internet Việt Nam.
  • Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế đến năm 2030 đặt mục tiêu có ít nhất 15 tuyến cáp, tổng dung lượng 350 Tbps.
cap quang bien.jpg
Phát triển hệ thống cáp quang quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng khả năng tự chủ trong việc thiết lập, triển khai, sửa chữa các tuyến cáp quang quốc tế, đảm bảo an toàn cho mạng lưới Internet Việt Nam, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kết nối quốc tế cho phát triển kinh tế số, xã hội số, quốc phòng - an ninh. Ảnh: MH

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) đưa vào vận hành từ đầu tháng 4/2025. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps. Tổng vốn đầu tư toàn tuyến ADC lên đến 290 triệu USD với sự hợp tác của 9 tập đoàn viễn thông hàng đầu gồm Viettel (Việt Nam), Softbank (Nhật Bản), Tata (Ấn Độ), Singtel (Singapore) China Telecommunications Corporation, China Telecom Global, China Unicom (Trung Quốc), National Telecom (Thái Lan), PLDT (Philippines). Viettel là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia đầu tư vào tuyến cáp này.

ADC là hệ thống cáp quang ngầm dưới biển có chiều dài khoảng 9.800 km, kết nối 7 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Philippines, Singapore và Nhật Bản. So với các tuyến cáp quang biển hiện có của Việt Nam, ADC có điểm đặc biệt là kết nối trực tiếp tới cả 3 trung tâm Internet của khu vực châu Á gồm Singapore, Hồng Kông và Nhật Bản. 

Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của cả 5 tuyến cáp quang biển đang hoạt động (IA, AAE-1, APG, AGG, SMW-3). ADC cũng có tốc độ cao hơn các hệ thống trước đây.

Trước mắt, Viettel đưa vào sử dụng một phần dung lượng trên tuyến ADC để nâng cao năng lực kết nối quốc tế, đáp ứng các nhu cầu mới về dữ liệu và tăng trải nghiệm khách hàng khi sử dụng các dịch vụ Internet. 

Với ADC, Viettel nâng mức dự phòng kết nối quốc tế, tăng số lượng tuyến cáp và hướng kết nối quốc tế, đảm bảo nhu cầu kết nối của Việt Nam khi có sự cố đứt cáp quang biển. 

ADC không chỉ giúp đảm bảo an toàn mạng lưới, mà còn củng cố hạ tầng số đáp ứng các dịch vụ yêu cầu tốc độ cao và băng thông lớn như AI, 5G, Bigdata, AR/VR.

Viettel Networks là đơn vị trực tiếp xây dựng, vận hành tuyến cáp quang biển ADC tại Quy Nhơn, là đầu mối chịu trách nhiệm quản lý toàn trình hạ tầng viễn thông – CNTT của Viettel trên toàn cầu. 

Ngày 14/6/2024, Bộ TT&TT đã ra quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Chiến lược xác định rõ quan điểm: Hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam là thành phần quan trọng của hạ tầng số, phải được ưu tiên đầu tư hiện đại, đi trước một bước, bảo đảm kết nối của Việt Nam ra quốc tế có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, an toàn, bền vững, đủ không gian để một số đô thị trở thành trung tâm dữ liệu khu vực - Digital Hub.

Phát triển hệ thống cáp quang quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng khả năng tự chủ trong việc thiết lập, triển khai, sửa chữa các tuyến cáp quang quốc tế, đảm bảo an toàn cho mạng lưới Internet Việt Nam, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kết nối quốc tế cho phát triển kinh tế số, xã hội số, quốc phòng - an ninh.

Các doanh nghiệp Nhà nước tiên phong triển khai cáp quang quốc tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng để nhanh chóng phát triển đột phá hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam.

Chiến lược cũng xác định tầm nhìn đến năm 2035, hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam sẽ nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực về cả số lượng, dung lượng và chất lượng, trở thành lợi thế thu hút đầu tư, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn, tới siêu lớn.

Đồng thời, kết nối đa dạng, an toàn, bền vững, đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng của hạ tầng số, hạ tầng truyền dẫn dữ liệu của khu vực và quốc tế, tạo ưu thế và động lực đưa một số đô thị trở thành Digital Hub, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số. 

Với quan điểm và tầm nhìn trên, chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030, triển khai và đưa vào hoạt động tối thiểu thêm 10 tuyến cáp quang biển mới với công nghệ hiện đại, nâng tổng số tuyến cáp quang biển của Việt Nam lên tối thiểu 15 tuyến với dung lượng tối thiểu 350 Tbps. Trong đó, có tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ kết nối trực tiếp tới các Digital Hub trong khu vực.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Bao bì chuyên nghiệp – con "át chủ bài" trong kinh doanh

Bao bì không chỉ đơn thuần là vật để đựng hay bảo quản sản phẩm mà được coi là “quân bài chiến lược” trong quá trình gây ấn tượng, thu hút khách hàng và gia tăng doanh số. Đây cũng là phương thức marketing với mức chi phí rẻ nhưng giá trị thu về vô cùng lớn.

Xanh SM tiên phong trang bị hệ thống camera giám sát an toàn

Hệ thống giám sát S2S trên các xe taxi của Xanh SM nhằm bảo vệ an toàn cho cả hành khách và tài xế, đặc biệt hướng đến trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi, đánh dấu bước đột phá về dịch vụ với chuẩn mực tương đương các quốc gia phát triển.

Tài sản ông trùm thời trang Bernard Arnault “bốc hơi” 9 tỷ USD chỉ trong một ngày

Tỷ phú người Pháp Bernard Arnault – Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH – vừa mất hơn 9 tỷ USD chỉ trong một buổi sáng, khi cổ phiếu LVMH giảm mạnh do kết quả kinh doanh quý I/2025 không như kỳ vọng. Cú sụt giảm này cũng khiến LVMH đánh mất vị thế là thương hiệu xa xỉ có giá trị nhất thế giới.

Tin xem nhiều