Tài chính

Tưởng chừng 2022 là một năm thành công, nhưng lợi nhuận các nhà băng thực tế lại "lùi dần đều"

Tưởng chừng 2022 là một năm thành công, nhưng lợi nhuận các nhà băng thực tế lại 'lùi dần đều' - Ảnh 1.

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính các ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, năm 2022 vừa qua, tổng lợi nhuận các ngân hàng đạt được là hơn 246 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với năm 2021.

Trong số 27 ngân hàng, có 22 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022, và chỉ có 5 ngân hàng lợi nhuận giảm, gồm OCB, NCB, Kienlongbank, VietBank và ABBank.

Các ngân hàng có lợi nhuận tăng mạnh nhất gồm Vietcombank (+10.000 tỷ đồng), BIDV (+9.500 tỷ đồng), VPBank (+6.600 tỷ đồng), MB (+6.200 tỷ đồng).

Tuy nhiên, nếu nhìn vào kết quả từng quý, lợi nhuận các ngân hàng lại giảm dần đều trong năm 2022. Cụ thể, trong quý 1, lợi nhuận các ngân hàng lập đỉnh 68.200 tỷ đồng. Sang quý 2, con số này giảm xuống 63.724 tỷ đồng, quý 3 xuống 60.576 tỷ đồng và chốt sổ quý 4 cuối năm chỉ còn 53.664 tỷ đồng.

Tưởng chừng 2022 là một năm thành công, nhưng lợi nhuận các nhà băng thực tế lại 'lùi dần đều' - Ảnh 2.

Lợi nhuận các ngân hàng 'cài số lùi' năm 2022

Biến động lớn nhất năm qua là VPBank. Trong quý 1/2022, lợi nhuận của VPBank tăng vọt lên 11.100 tỷ đồng, cao nhất lịch sử của không chỉ VPBank mà toàn hệ thống ngân hàng. Lúc bấy giờ, ông lớn Vietcombank cũng chỉ lãi chưa tới 10.000 tỷ đồng.

Thế nhưng, sang quý 2/2022 và quý 3/2022, lợi nhuận VPBank giảm xuống chỉ còn 4.100 tỷ đồng và 4.500 tỷ đồng, tương đương giai đoạn đầu năm 2021. Và đến quý 4/2022, VPBank chỉ còn lãi chưa tới 1.400 tỷ đồng, thấp nhất kể từ năm 2017.

Không biến động mạnh như VPBank, nhưng lợi nhuận của ngân hàng tư nhân hàng đầu trên thị trường là Techcombank cũng chịu cảnh giảm sâu trong quý cuối năm, đạt hơn 4.700 tỷ đồng trong khi trước đó thường xuyên báo lãi 6-7 nghìn tỷ đồng mỗi quý.

Hay như tại SHB, lợi nhuận 3 quý đầu năm đều lên đến vài nghìn tỷ đồng, nhưng quý cuối năm chỉ hơn 600 tỷ đồng.

Điểm chung của một số ngân hàng có lợi nhuận giảm vào cuối năm, là hoạt động mua bán chứng khoán thua lỗ, đồng thời tăng chi phí trích lập dự phòng.

Tưởng chừng 2022 là một năm thành công, nhưng lợi nhuận các nhà băng thực tế lại 'lùi dần đều' - Ảnh 3.

Nhiều ngân hàng kinh doanh sa sút dần về cuối năm

Theo báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, lợi nhuận quý cuối năm suy yếu là do sự biến động về chi phí vốn, căng thẳng thanh khoản tại một số thời điểm và có độ trễ trong việc định giá lại các khoản vay theo lãi suất huy động. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đưa ra các gói hỗ trợ với lãi suất cho vay giảm 1-2% trong tháng 11 và tháng 12.

Cũng theo SSI Research, chất lượng tín dụng sẽ yếu đi từ quý 4/2022 do những thời điểm gián đoạn về nguồn cung tín dụng và mặt bằng lãi suất cho vay cao hơn. Số liệu của một số ngân hàng đã cho thấy giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đều đã tăng lên đáng kể trong quý cuối năm.

Sang năm 2023, SSI Research dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng khoảng 10-14%. Tăng trưởng lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại nhà nước có thể sẽ cao hơn các ngân hàng tư nhân do triển vọng NIM tốt hơn, cũng như tỷ trọng dư nợ cho vay đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở mức thấp.

Các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng có thể ghi nhận mức tăng trưởng phí mạnh hơn năm 2022 do đây là năm đầu tiên thực hiện các chương trình miễn phí giao dịch. Tuy nhiên, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối khó có thể tăng mạnh như năm 2022. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bancassurance giảm tốc tại hầu hết các ngân hàng thương mại tư nhân, ngoại trừ ACB và Sacombank.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Cao Bằng có tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh

HĐND tỉnh Cao Bằng đã bầu ông Trịnh Trường Huy, Bí thư Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.

CEO Chicilon Media nhận lương một USD

Ông Guo Zhi Feng cho biết từ bỏ việc nhận lương hàng năm để đưa vào quỹ thưởng đặc biệt trị giá 10 tỷ đồng của doanh nghiệp.

Chuyên gia: Xuất siêu 3,6 tỷ USD tháng 1 không phải là tín hiệu khả quan

Trong tháng 1, Việt Nam đã ghi nhận mức xuất siêu tới 3,6 tỷ USD nhưng nguyên nhân là do nhập khẩu giảm tới 28,9% so với cùng kỳ năm trước. Điều này không mấy lạc quan trong bối cảnh hiện nay bởi các doanh nghiệp thiếu đơn hàng dẫn đến giảm nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện,...