Chứng khoán

Tuần 30/5 – 3/6: Khối tự doanh CTCK giảm mạnh mua ròng cổ phiếu khi VN-Index gặp khó tại 1.300 điểm, ưu tiên Short phái sinh

Sau hai tuần hồi phục, thị trường chứng khoán Việt Nam cho dấu hiệu chững lại trong tuần giao dịch (30/5 – 3/6). Đóng cửa tuần, VN-Index ở 1.287,98 điểm, tăng 2,53 điểm so với tuần trước đó, tương ứng tỷ lệ tăng 0,2%. Tiêu cực hơn, HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 0,22% và 1,18%.

Ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm của VN-Index khiến dòng tiền trở nên dè dặt hơn. Xét về tổng quan, mức tăng điểm của TTCK Việt Nam thấp hơn đáng kể mức tăng của một số thị trường trong khu vực như Nhật Bản (3,66%), Hong Kong (4,8%), Hàn Quốc (2,33%).

Về diễn biến dòng tiền, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn vào TTCK Việt Nam trong tuần này với giá trị hơn 2.000 tỷ đồng, tập trung vào DCVFM VNDiamond ETF (1.358 tỷ đồng). Nhóm này còn mua vào một số mã chứng khoán như FPT (391 tỷ đồng), DGC (271 tỷ đồng).

Với khối tự doanh công ty chứng khoán, giao dịch tuần này dường như dè dặt hơn so với tuần trước đó. Khối này mua ròng gần 208 tỷ đồng trên thị trường cổ phiếu và bán ròng 1.316,1 tỷ đồng với sản phẩm chứng chỉ quỹ ETF nội, chứng quyền. Giá trị mua ròng cổ phiếu trên toàn thị trường tuần (23 – 27/5) là 833,3 tỷ đồng.

Bộ phận tự doanh chính là bộ phận đối ứng lực cầu của khối ngoại với sản phẩm DCVFM VNDiamond ETF. So với tuần trước đó, giá trị bán ròng ETF của khối tự doanh trong tuần này tăng lên đáng kể.

 Giao dịch của khối tự doanh trên thị trường cơ sở. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Tại giao dịch cổ phiếu, sàn HOSE ghi nhận giá trị mua ròng 94,6 tỷ đồng qua hai kênh khớp lệnh và thỏa thuận, thu hẹp đáng kể so với mức 852,4 tỷ đồng tuần trước đó. Quan sát diễn biến giao dịch cho thấy khối tự doanh giao dịch có phần thận trọng hơn về cuối tuần khi chỉ mua ròng nhẹ 28,7 tỷ đồng phiên 3/6. Hai phiên bán ròng mạnh nhất là 31/5 và 2/6 với giá trị 221,2 tỷ đồng và 233,1 tỷ đồng.

Không chỉ thu hẹp về giá trị mua ròng, giao dịch của khối tự doanh cũng có phần dè dặt hơn tuần này. Tổng giá trị mua vào và bán ra lần lượt là 1.570 tỷ đồng và 1.475,8 tỷ đồng. Trong khi tuần trước đó khối này mua vào 2.462 tỷ đồng.

Những mã cổ phiếu là tâm điểm mua ròng của khối tự doanh vẫn là rổ VN Diamond như tuần trước đó, đơn cử FPT, REE, PNJ, MWG, VPB. Hoạt động mua ròng còn diễn ra tại một số mã ngân hàng như VPB, ACB, MBB, TPB. Ở chiều bán, tập trung vào các cổ phiếu như EIB, HDG, CTR, BCM, HPG, HPX.

Trên sàn HOSE và thị trường UPCoM, khối tự doanh đảo chiều mua ròng với giá trị lần lượt 55,3 tỷ đồng và 57,8 tỷ đồng. Giá trị bán ròng trong tuần (23 – 27/5) trên HNX và UPCoM là 7,4 tỷ đồng và 11,6 tỷ đồng.

Trên HNX, tổng giá trị mua vào/bán ra tuần này là 61,9 tỷ đồng và 6,7 tỷ đồng. Nhộp nhịp hơn, thị trường UPCoM có giá trị mua và bán là 111,3 tỷ đồng và 53,5 tỷ đồng. Những cổ phiếu là tâm điểm giao dịch của khối tự doanh có PVS, TNG, BSR, ACV.

 Giao dịch phái sinh của khối tự doanh theo tuần. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.

Giao dịch trên thị trường phái sinh, trong tuần VN-Index gặp khó trước ngưỡng cản 1.300 điểm, bộ phận tự doanh CTCK ưu tiên cho vị thế Bán (Short). Diễn biến này đối lập so với tuần giao dịch tuần trước.

Thống kê cụ thể, khối tự doanh Bán (Short) tổng cộng 9.317 hợp đồng trong tuần và Mua (Long) 6.821 hợp đồng. Lượng Mua (Long) tuần này chỉ bằng hơn 1 nửa con số 13.231 hợp đồng của tuần (23 – 27/5).

Với sự thu hẹp về quy mô giao dịch, tổng giá trị giá trị Long/Short trên thị trường phái sinh của khối tự doanh trong tuần này giảm xuống còn 902 tỷ đồng và 1.233 tỷ đồng.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thận trọng với tín dụng BĐS; giám sát việc ngân hàng tham gia thị trường vốn

Cho vay tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán, bất động sản (BĐS) có nhiều rủi ro nên rất cần thận trọng. Tuy nhiên, không nên đặt vấn đề siết hay cấm cho vay mà cần xem xét chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ để không xảy ra tình trạng "sốt nóng, sốt lạnh", hoặc để thị trường BĐS đóng băng. Bởi điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các DN BĐS mà còn tới nhiều lĩnh vực, trong đó có các tổ chức tín dụng.

"Đề xuất chống úng ngập bằng trữ nước ngầm ở sân vận động, trường học là phi lí"

Theo chuyên gia Đào Ngọc Nghiêm, các biện pháp chống úng ngập ở Hà Nội phải tính tới việc tuân thủ quy hoạch ngầm đã được phê duyệt. "Vừa rồi có ý kiến trữ nước ngầm ở trong trường học, sân vận động là phi lí. Ngoài việc lo ngại xâm phạm không gian ngầm còn liên quan đến yếu tố sử dụng, tuổi thọ của các công trình nói trên", ông Nghiêm nói.

Robot "xâm chiếm" các nhà máy

MỹĐơn đặt hàng robot tại các công ty tăng vọt 40% đầu năm nay, trong bối cảnh doanh nghiệp chật vật tìm kiếm và tuyển nhân công.

Phép màu khoa học: Nemo Garden, trang trại trồng rau dưới đáy biển

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nông nghiệp, công ty lặn biển Ocean Reef Group có trụ sở tại Genova đã cố gắng tìm ra những cách mới để sản xuất thực phẩm và tạo ra khu vườn Nemo: một “hệ thống sinh thái và tự động bền vững” phát triển mạnh dưới nước.