Tài chính

Từ hôm nay, thành phố có nhiều tên gọi nhất Việt Nam chính thức dừng hoạt động

Toàn cảnh Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao. Ảnh: TH

Toàn cảnh Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao. Ảnh: TH

Đây là TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk).

Từ hôm nay (1/7/2025), Việt Nam áp dụng mô hình chính quyền 2 cấp, bao gồm tỉnh và xã, với 34 tỉnh thành và 3.321 xã trên toàn quốc.

Như vậy, kể từ hôm nay, 696 đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam sẽ chính thức chấm dứt hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa với 85 thành phố trực thuộc tỉnh và 2 thành phố thuộc TP trực thuộc Trung ương cũng sẽ ngừng hoạt động.

Trong số 85 thành phố trực thuộc tỉnh này, có TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Đây là thành phố từng sở hữu đến 17 tên gọi khác nhau và cũng là một trong những TP có nhiều tên nhất trên thế giới. Trên hành trình phát triển, Buôn Ma Thuột đã khẳng định vị thế là một trong những động lực kinh tế chủ lực, trung tâm văn hóa - giáo dục - dịch vụ, đồng thời điểm đến du lịch giàu bản sắc của khu vực Tây Nguyên thu hút đông đảo du khách.

Trước đó, TP Buôn Ma Thuột có 11 phường và 8 xã. Sau sáp nhập (từ 1/7), TP Buôn Ma Thuột có 5 phường, bao gồm: Buôn Ma Thuột, Tân An, Tân Lập, Thành Nhất, Ea Kao và xã Hòa Phú.

Thành phố có nhiều tên gọi nhất Việt Nam

 - Ảnh 1.

Khu vực ngã sáu của Buôn Ma Thuột. Ảnh: HT

Theo thống kê, Buôn Ma Thuột có đến 17 cách gọi khác nhau. Khi mới được xây dựng, người dân đặt tên cho nơi đây là Ban Mê Thuot, về sau đọc thành Ban Mê Thuột. Sau năm 1975, nơi đây đổi tên thành Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, người dân nơi đây còn có nhiều cách gọi khác như: Bản Mế Thuột, Bản Mế Thuật, Buôn Ma Thuộc, Buôn Ma Thuật, Ban Mê Thuộc, Ban Mê Thuật…

Tuy có nhiều tên gọi nhưng cách gọi đúng và được công nhận chính thức chỉ có Buôn Ma Thuột. Theo giải thích của Cổng thông tin điện tử của thành phố, tên gọi này được đặt theo tên một vị tù trưởng người Ê Đê: Buôn Ama Y Thuot. Trong đó, Ama là tên của cha và Y Thuot chỉ người con trai tên Thuột. Buôn là buôn làng, khu vực hành chính ngang với phường.

Vị tù trưởng này là người có công lập ra buôn làng đầu tiên bên bờ suối Ea Tam. Sau này, nó phát triển thành buôn lớn và đến đầu thế kỷ 20 đã là trung tâm của cả vùng. Đến ngày nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố quan trọng của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Ngày 8/2/2010, TP Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.

 - Ảnh 4.

Buôn Ma Thuột có nhiều tên gọi khác nhau. Ảnh minh họa

Trong năm 2024, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt hơn 5 tỷ USD, từ đó khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Trong đó, Đắk Lắk đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu, thương hiệu và Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo Tổ chức Cà phê thế giới, nhu cầu về cà phê Robusta đang được ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, tính bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì thế, Robusta sẽ là "tương lai của ngành cà phê". Trong đó, Buôn Ma Thuột, "quê hương hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới", đồng thời là "trái tim của nền văn hóa cà phê Việt Nam", có vai trò trung tâm trong sự phát triển này.

 - Ảnh 7.

Buôn Ma Thuột được coi là "quê hương hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới". Ảnh: TH

Trong 20 năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa cà phê, mở đường cho sự hình thành và phát triển của 9 kỳ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Đồng thời, ngoài ra, tỉnh này còn liên tục tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị phát triển cà phê bền vững với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà văn hoá, chính khách lớn đến từ nhiều quốc gia để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê thế giới.

Không chỉ nổi tiếng với cà phê, Buôn Ma Thuột còn là một trong những điểm đến du lịch đặc sắc nhất Tây Nguyên, đặc biệt với hệ sinh thái rừng nguyên sinh, địa hình cao nguyên đa dạng và khí hậu mát mẻ quanh năm.

Buôn Ma Thuột là là cửa ngõ kết nối tới nhiều danh thắng nổi tiếng như: Cụm thác Dray Nur – Dray Sáp với cảnh quan hùng vĩ; Hồ Lắk thơ mộng; Buôn Đôn, nơi gắn liền với truyền thống săn voi và nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên

Ngoài ra, nơi đây còn có Bảo tàng Thế giới Cà phê, với kiến trúc độc đáo và nội dung trưng bày phong phú, đã và đang thu hút hàng chục nghìn lượt du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Các tin khác

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chuyến tàu bị tạm hoãn vì chỉ có 2 hành khách

Đôi tàu DH1/DH2 nối Đồng Hới (Quảng Bình cũ) và Đông Hà (Quảng Trị cũ), được kỳ vọng phục vụ hàng ngàn công chức sau sáp nhập tỉnh, đã phải dừng chạy ngay trong ngày đầu tiên.

EVNHANOI tổ chức lại mô hình Công ty Điện lực theo đơn vị hành chính mới

Từ ngày 01/07/2025, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) sẽ triển khai việc sắp xếp lại mô hình tổ chức các Công ty Điện lực trên địa bàn, phù hợp với đơn vị hành chính mới của Thủ đô. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành lưới điện và chất lượng phục vụ khách hàng của ngành Điện trong thời kỳ chuyển đổi số.

Sáng 1/7: Giá vàng trong nước bật tăng

Trong phiên giao dịch chiều nay, các thương hiệu vàng lớn đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng nhẫn và vàng SJC so với đầu giờ sáng.

50 năm Petrolimex Sài Gòn đồng hành cùng TP.HCM

Được tôn vinh là Doanh nghiệp tiêu biểu trong 50 năm phát triển của TP.HCM, thuộc top các doanh nghiệp đóng góp ngân sách hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm… Công ty Xăng dầu khu vực II TNHH Một thành viên đã và đang khẳng định vai trò trọng yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

34 trưởng thuế tỉnh, thành phố là ai?

Phó cục trưởng Cục Thuế Vũ Mạnh Cường được giao kiêm giữ chức Trưởng Thuế TP.Hà Nội. Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực XV Đoàn Minh Dũng được bổ nhiệm giữ chức Trưởng Thuế TP.HCM.

TP.HCM vận hành chính quyền 2 cấp: Người dân xếp hàng từ sớm làm hộ chiếu

Ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã), hàng trăm người dân đã có mặt từ sớm tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (phường Xuân Hòa, TP.HCM) để làm hộ chiếu, chuẩn bị kỹ hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính - một khởi đầu trật tự và đầy tín hiệu tích cực.