Kỹ năng sống

Trò chuyện xã giao là cách nhanh để xây dựng mối quan hệ: người EQ cao dùng 1 nguyên tắc hoá giải “nan đề”, tránh ngượng ngùng hời hợt

Những cuộc trò chuyện xã giao thường khó kéo dài, đôi khi nó có thể gây cảm giác ngượng ngùng, hời hợt và vô nghĩa nếu bạn không khéo léo. Nhưng đó là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất giúp bạn xây dựng các mối quan hệ, thể hiện sự hiện diện mạnh mẽ và thậm chí cải thiện tâm trạng.

Vấn đề với hầu hết các cuộc nói chuyện phiếm là chúng diễn ra một cách tự động, nghĩa là mọi người đặt ra những câu hỏi quen thuộc mà họ có thể dự đoán được câu trả lời, chẳng hạn như:

"Bạn có khỏe không?"

"Thời tiết thế nào?"

"Cuối tuần của bạn thế nào?"

Khi bạn đặt những câu hỏi quen thuộc, bạn gần như có thể đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được những câu trả lời "quen mặt":

"Tôi khỏe, cảm ơn. Còn bạn thì sao?"

"Trời lạnh quá!"

"Cuối tuần của tôi rất tuyệt, cảm ơn. Còn bạn thì sao?"

Bạn muốn tìm các giải quyết để khiến những cuộc trò chuyện xã giao trở nên thú vị và tạo mối quan hệ bền chặt xa hơn? Hãy sử dụng chuỗi hội thoại .

Sức mạnh của chuỗi hội thoại

Trò chuyện xã giao là cách nhanh để xây dựng mối quan hệ: người EQ cao dùng 1 nguyên tắc hoá giải “nan đề”, tránh ngượng ngùng hời hợt- Ảnh 1.

Chuỗi hội thoại là một kỹ thuật tạo ra những tương tác có ý nghĩa hơn bằng cách tạo ra hoặc kéo theo các "chuỗi" — hay những thông tin nhỏ hấp dẫn khuyến khích cuộc trò chuyện trôi chảy và thú vị hơn.

Nó có thể giúp bạn có những cuộc trò chuyện tốt hơn trong cuộc sống cá nhân và công việc, cho dù bạn đang phỏng vấn xin việc , tham gia sự kiện giao lưu, họp nhóm, tiệc tùng hay đang xếp hàng tại quán cà phê.

Sau đây là cách sử dụng:

Cung cấp một vài chủ đề mọi người có thể tham khảo

Giả sử, bạn được hỏi "Cuối tuần của bạn thế nào?". Thay vì trả lời theo thói quen, bạn có thể nói: "Cuối tuần của tôi thật tuyệt! Tôi đã đi bộ đường dài và tổ chức sinh nhật cho con gái tôi ở công viên". Bây giờ bạn đã đưa ra hai luồng thông tin để đối phương có thể hỏi: Họ có thể hỏi về chuyến đi bộ đường dài của bạn hoặc về con gái bạn.

Sau đây là một số ví dụ khác giúp bạn cải thiện cách trả lời những câu hỏi xã giao thông thường:

Câu hỏi: "Điều gì đưa bạn đến [địa điểm/sự kiện]?"

Câu trả lời quen thuộc: "Tôi đến đây để làm việc."

Câu trả lời hay hơn: "Tôi đến đây với hy vọng tìm hiểu thêm về [chủ đề X] để giúp nhóm của tôi đạt được [mục tiêu Y]. Tôi rất vui khi được gặp những người khác đang muốn làm những điều tương tự. Còn bạn thì sao?"

Câu hỏi: "Bạn khỏe không?"

Câu trả lời quen thuộc: "Tôi khỏe. Vẫn bận rộn như thường lệ, bạn biết mà!"

Câu trả lời hay hơn: "Tôi khỏe! Công việc khiến tôi phải luôn bận rộn, nhưng tôi vừa bắt đầu một dự án mới mà tôi thực sự hào hứng. Còn bạn thì sao?"

Câu hỏi: "Diễn ra thế nào?"

Câu trả lời quen thuộc: "Mọi việc đều ổn với tôi."

Câu trả lời hay hơn: "Tôi đang tập trung vào việc hoàn thành [dự án X] và tôi rất háo hức được chia sẻ nó tại cuộc họp toàn thể vào tuần tới. Tôi rất muốn nghe suy nghĩ của các bạn sau đó!"

Hãy "bắc cầu" cho người khác

Trò chuyện xã giao là cách nhanh để xây dựng mối quan hệ: người EQ cao dùng 1 nguyên tắc hoá giải “nan đề”, tránh ngượng ngùng hời hợt- Ảnh 2.

Lắng nghe tích cực là chìa khóa nếu bạn muốn xác định chủ đề để khai thác trong cuộc trò chuyện. Ví dụ, nếu bạn hỏi ai đó họ đến từ đâu và họ trả lời là "Hà Nội", thì khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là chia sẻ nơi chúng ta đến, và sau đó cuộc trò chuyện có thể trở nên tẻ nhạt và đi vào ngõ cụt.

Thay vào đó, hãy dựa vào chuỗi thông tin đã được cung cấp và đặt một câu hỏi tiếp theo như: "Bạn thích nhất điều gì khi sống ở đó?"

Bạn cũng có thể chia sẻ những trải nghiệm của riêng mình với Hà Nội để tiếp tục cuộc trò chuyện. Khi bạn chia sẻ nhiều hơn về bản thân, điều đó thường có thể thúc đẩy người kia cởi mở hơn để chia sẻ.

Nếu bạn đang bế tắc không biết nên tiếp tục cuộc trò chuyện như thế nào vì người kia không cho bạn bất kỳ chủ đề nào để bắt đầu, hãy quan sát một điều gì đó ở đối phương. Điều này đặc biệt hiệu quả trong các tình huống như cuộc gọi video, khi bạn có thể bình luận hoặc hỏi về điều gì đó trong bối cảnh của người đó, chẳng hạn như một tác phẩm nghệ thuật hoặc ảnh (hoặc bối cảnh ảo mà họ đã chọn).

Đặt câu hỏi tốt hơn để thúc đẩy chủ đề

Trò chuyện xã giao là cách nhanh để xây dựng mối quan hệ: người EQ cao dùng 1 nguyên tắc hoá giải “nan đề”, tránh ngượng ngùng hời hợt- Ảnh 3.

Bạn có thể khuyến khích cuộc trò chuyện hấp dẫn hơn bằng cách điều chỉnh các câu hỏi trò chuyện nhỏ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc trò chuyện. Ví dụ:

Câu hỏi thường gặp: "Bạn khỏe không?"

Câu hỏi hay hơn: "Bạn đang hào hứng làm việc gì?"

Câu hỏi thường gặp: "Cuối tuần của bạn thế nào?

Câu hỏi hay hơn: "Điểm nhấn trong cuối tuần của bạn là gì?"

Câu hỏi thường gặp: "Điều gì đã đưa bạn đến sự kiện này?"

Câu hỏi hay hơn: "Điều bạn tâm đắc nhất cho đến nay là gì?"

Việc ghi nhớ một vài câu hỏi thường gặp có thể đặc biệt hữu ích cho bạn trong các cuộc trò chuyện xã giao, các buổi giao lưu, kết nối mối quan hệ.

Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Điều chỉnh những câu hỏi và câu trả lời tán gẫu của bạn để sử dụng ngôn ngữ tích cực hơn — những từ như "háo hức", "nổi bật" và "yêu thích" — giúp bạn và người kia suy nghĩ tích cực hơn về cuộc trò chuyện.

Hãy thử sử dụng những từ ngữ tích cực khi bạn cung cấp và kéo dài chủ đề khi bạn nói chuyện với ai đó. Chắc chắn nó sẽ giúp bạn có những cuộc trò chuyện sâu sắc hơn, thú vị hơn.

Theo CNBC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm