Bất động sản

Trình Thủ tướng nhiều dự án, Vingroup muốn chi 30 tỷ USD vào một lĩnh vực trọng điểm của Việt Nam

Tóm tắt:
  • Vingroup đề xuất bổ sung các dự án năng lượng tái tạo và LNG vào Quy hoạch Điện VIII.
  • Dự án điện tái tạo tổng công suất 47.500 MW từ 2025 - 2035 với 20.500 MW giai đoạn 2025 - 2030.
  • Dự án nổi bật gồm điện mặt trời ở Sơn La với tổng công suất 8.000 MW.
  • Vingroup cam kết thực hiện 25.500 MW năng lượng tái tạo và LNG với khoảng 25 - 30 tỷ USD từ 2025 - 2030.
  • Sự phát triển năng lượng là cần thiết để đạt mục tiêu GDP tăng tối thiểu 8% trong năm 2025.

Đó là những dự án về điện tái tạo và khí LNG.

Mới đây, Tập đoàn Vingroup có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng về đề xuất bổ sung vào Quy hoạch Điện VIII điều chỉnh những dự án điện năng lượng tái tạo.

Tập đoàn Vingroup trình Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn xem xét, phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VIII điều chỉnh và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch VIII điều chỉnh các dự án điện năng lượng tái tạo và nhà máy nhiệt điện LNG.

Theo đó, về năng lượng tái tạo, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất thực hiện tổng quy mô công suất các dự án năng lượng tái tạo thực hiện giai đoạn từ năm 2025 - 2035 là 47.500 MW. Trong đó giai đoạn 2025 - 2030 là 20.500 MW, với tổng mức đầu tư giai đoạn 2025 - 2030 là khoảng 20 - 25 tỷ USD. Số dự án điện tái tạo trên dự kiến được triển khai tại 7 địa phương, bao gồm Sơn La, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Trà Vinh/Sóc Trăng và Khánh Hòa.

Trong số đó, dự án điện tái tạo nổi bật là dự án điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện Sơn La, với công suất 3.500 MW (giai đoạn năm 2025 - 2030) và 4.500 MW (giai đoạn năm 2031 - 2035), tổng công suất 8.000 MW; Dự án điện mặt trời, kết hợp điện gió ở Đắk Lắk, với tổng công suất 9.000 MW; Dự án điện mặt trời tại Bình Phước với tổng công suất hơn 8.000 MW...

Với nhà máy nhiệt điện LNG, Vingroup đề nghị bổ sung dự án nhà máy nhiệt điện LNG ở Hải Phòng vào Quy hoạch VIII điều chỉnh để bù đắp công suất cho một số dự án nhà máy nhiệt điện lớn chậm triển khai, chẳng hạn như: Nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định I (1.200 MW), Nhà máy nhiệt điện BOT Quảng Trị (1.320 MW), Nhà máy nhiệt điện BOT Vĩnh Tân III (1.980 MW) và Nhà máy nhiệt điện BOT Sông Hậu II (2.120 MW). Nếu được bổ sung vào quy hoạch, nhà máy nhiệt điện LNG Hải Phòng có công suất 5.000 MW, thời gian thực hiện 2025 - 2030, với tổng mức đầu tư khoảng 5,5 tỷ USD .

Vingroup đề xuất xây dựng nhiều dự án điện tái tạo. Ảnh minh họa

Tập đoàn Vingroup khẳng định, với năng lực, kinh nghiệm của mình, tập đoàn cam kết thực dự án giai đoạn 2025 - 2030 là 25.500 MW (với tổng mức đầu tư khoảng 25 - 30 tỷ USD) điện năng lượng tái tạo và điện LNG. Ngoài ra, phần còn lại 27.000 MW sẽ đầu tư trong giai đoạn 2031 - 2035 theo đúng tiến độ được duyệt và đảm bảo chất lượng công trình với tiêu chuẩn cao nhất.

Theo Vingroup, các dự án mà tập đoàn đề xuất đã được nghiên cứu dựa trên chỉ đạo của cơ quan quản lý. Ngoài ra, tập đoàn cũng nghiên cứu trên các tiêu chí khác, chẳng hạn như địa phương còn tiềm năng về quỹ đất, khả năng đấu nối và gần trung tâm phụ tải lớn để có thể xây dựng những dự án công suất lớn, trở thành các trung tâm năng lượng quốc gia (trên 5.000 MW). Đồng thời, các địa phương đặt dự án là nơi có tiềm năng về gió, bức xạ tốt, vị trí nhằm tối ưu về thời gian phát triển dự án, hiệu suất sản xuất điện và hiệu quả tài chính.

Cần có đủ điện để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Trong năm 2025, Chính phủ đã đặt mục tiêu GDP tăng ít nhất 8% và tiến tới đạt hai chữ số trong giai đoạn từ năm 2026 – 2030. Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì cần phải có đủ điện.

Tại dự thảo về Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, Bộ Công Thương đề xuất về tổng công suất đặt nguồn điện cả nước đến năm 2030 (không tính nguồn đồng phát, rủi ro) đạt 211.805 MW, tăng hơn 56.000 MW so với Quy hoạch điện VIII đã phê duyệt cách đây gần 2 năm.

Bộ Công Thương đề xuất về việc nới dư địa phát triển những nguồn năng lượng tái tạo, điện nhập khẩu… Trong đó, dự kiến công suất điện mặt trời được tăng gấp gần 4 lần lên hơn 34.000 MW. Ngoài ra, thủy điện tích năng và pin lưu trữ được tăng công suất gấp 6 lần, đồng thời tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào tới năm 2030.

Trên thực tế, theo tính toán của Bộ Công Thương, tổng vốn đầu tư cho giai đoạn từ 2026 – 2030 là khoảng 136 – 172 tỷ USD. Trong đó, nguồn điện cần 118 – 148 tỷ USD và lưới truyền tải từ 18 – 24 tỷ USD. Để đáp ứng được về nhu cầu vốn lớn, nhà điều hành đặt mục tiêu thu hút nguồn lực, trong và ngoài nước, đồng thời khuyến khích những thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.

Bộ Công Thương phối hợp Văn phòng Chính phủ hoàn thiện hồ sơ Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng nhẫn tăng cao chưa từng có

10h30 sáng nay (28/3), Công ty CP Vàng bạc Bảo Tín Minh Hải niêm yết 98,7 - 100,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng mua vào và 900.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là kỷ lục mới của giá vàng nhẫn.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.