Tài chính

Triết lý biến đứa trẻ ở đợ thành "ông tổ" của ngành kinh doanh Nhật

Matsushita Konosuke được coi là một "thánh kinh doanh" hay "ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật". Cuộc đời ông là chuỗi ngày chiêm nghiệm về bản chất con người, một hành trình khởi nguồn từ những bi kịch gia đình.

Ông sinh năm 1894 trong gia đình khá giả có 7 người con nhưng sau đó phá sản vì kinh doanh thất bại. Khi Matsushita mới 4 tuổi, gia đình ông mất hết nhà cửa, ruộng vườn và ly tán. Năm 9 tuổi, Matsushita Konosuke rời quê hương đến Osaka ở đợ. Thời gian làm người hầu ở gia đình này giúp ông học được những nguyên tắc đầu tiên của nghề buôn.

Nhưng bi kịch liên tiếp ập đến với Matsushita. Cha mẹ và sáu anh chị em lần lượt qua đời vì bệnh lao. Cái chết liên tiếp của người thân khiến cậu bé thường xuyên suy nghĩ về bản chất sự sống, cái chết và thân phận con người.

Sau thời gian dài chiêm nghiệm, ông đúc kết "Con người là một tồn tại vĩ đại", "mỗi người đều sở hữu một viên kim cương" và là "vua của vạn vật".

Kết luận này khiến Matsushita cho rằng mình phải có trách nhiệm tương xứng. "Chính vì con người là vua, nên phải hoàn thành trách nhiệm của một bậc vua chúa", ông nhấn mạnh.

Ông tin rằng chiến tranh hay bạo lực đều bắt nguồn từ việc xem thường người khác. Ngược lại, khi tin rằng "con người có phẩm giá bất khả xâm phạm", lòng tôn trọng và trách nhiệm sẽ nảy sinh. Theo ông, bi kịch của thời đại bắt nguồn từ việc chúng ta bị trói buộc bởi quan niệm "con người nhỏ bé", do đó chỉ có thể đòi hỏi những trách nhiệm nhỏ nhoi.

Khi được hỏi về triết lý của mình, ông gói gọn trong cụm từ "lấy con người làm trọng" (ningen daiji).

Matsushita Konosuke. Ảnh: Shutterstock

Matsushita Konosuke. Ảnh: Shutterstock

Năm 1918, ở tuổi 23, Matsushita Konosuke khởi nghiệp với công ty sản xuất đồ điện nhỏ (tiền thân của Tập đoàn Panasonic). Sản phẩm là một loại đui đèn cải tiến.

Ở công ty, triết lý "lấy con người làm trọng" được ông áp dụng triệt để vào kinh doanh, trở thành nền tảng quản trị của tập đoàn. Matsushita coi nhân viên, khách hàng và cả những người không phải khách hàng là những "con người vĩ đại".

Sứ mệnh của nhà công nghiệp, theo ông, là tạo ra "sản phẩm tốt, giá rẻ, với số lượng lớn". Mục tiêu này không phải để tối đa hóa lợi nhuận, mà vì nếu không làm vậy sẽ có lỗi với mọi người.

Giá cả phải hợp lý theo tinh thần "ba bên cùng có lợi": lợi cho khách hàng, lợi cho công ty và lợi cho xã hội. Matsushita luôn khẳng định, kinh doanh gian dối là một tội ác với con người.

Với nhân viên, ông không dễ dàng sa thải mà luôn tìm cách để cùng nhau vượt khó. Hạnh phúc của nhân viên được đặt lên trên lợi nhuận. Ông không ngừng động viên, truyền cảm hứng và biết ơn họ.

Đối với sản phẩm Matsushita áp dụng nguyên tắc "tuyệt đối không hạ giá bán". Còn đối với bản thân, Masushita xác định "bất luận trong trường hợp nào cũng không thể để mất đi lòng tự tin".

Kết quả của triết lý này là những thành tựu kinh doanh vượt ngoài mong đợi.

Năm 1931, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của Mashushita đã vang dội cả nước với 200 loại sản phẩm điện như dụng cụ nối điện, dụng cụ nhiệt điện, máy thu thanh, pin. Công nhân đã lên tới hơn 1.000 người. Năm 1935, xưởng Mashushita trở thành Công ty công nghiệp điện khí Mashushita. Năm 1938, Mashushita chế tạo được mô hình máy thu hình (TV). Năm 1941, công ty của Masushita thành một doanh nghiệp lớn với hơn 10.000 công nhân.

Từ hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng một tập đoàn trị giá 7.000 tỷ yen (khoảng 44 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại) trong suốt 70 năm sự nghiệp.

Thành công như vậy nhưng Matsushita Konosuke luôn tự nhận mình chỉ là người bình thường bởi không bằng cấp, sức khỏe yếu, không gia đình để nương tựa.

Nhưng ông không mặc cảm. Sự phi thường của ông nằm ở chỗ biến chính sự "bình thường" đó thành động lực. Việc thừa nhận mình không biết gì giúp ông luôn sẵn sàng lắng nghe những "con người vĩ đại" xung quanh để hoàn thiện bản thân.

Giữ vững ý thức của một "người bình thường" và xây dựng nhân sinh quan "con người thật vĩ đại" chính là triết lý giúp ông gặt hái thành công to lớn, cả trên phương diện một nhà kinh doanh lẫn một con người.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm

Sáng nay (27/7), giá vàng SJC “neo” ở mốc 121,1 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng/lượng từ đầu tuần đến nay.

Một tháng “tăng tốc” tại Khánh Hòa: Dồn lực giải phóng mặt bằng để Tập đoàn Sun Group khởi công dự án 17.000 tỷ đồng vào dịp đặc biệt

Nhằm đảm bảo tiến độ khởi công Khu đô thị hỗn hợp Nha Trang vào dịp 2/9 sắp tới - thời gian vừa qua, UBND phường Nam Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã đẩy mạnh tổ chức chi trả kinh phí bồi thường cho các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án.

BĐS Hải Phòng trên hành trình trở thành “phiên bản nâng cấp” của thị trường địa ốc TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh - “đích đến vàng son” một thời của làn sóng nhà đầu tư miền Bắc Nam tiến. Từ một thành phố ven sông, nơi đây đã vươn mình trở thành siêu đô thị đa cực, biểu tượng của sự bùng nổ bất động sản trên cả nước. Thế nhưng hiện nay, tại miền Bắc, một cực tăng trưởng mới đang trỗi dậy mạnh mẽ – Hải Phòng, thành phố cảng năng động, trung tâm công nghiệp – dịch vụ – logistics hàng đầu Đông Bắc Bộ, đang bước vào giai đoạn chuyển mình toàn diện.

Ngân hàng nào có lãi suất tiết kiệm 1 tháng cao nhất?

Lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tại các ngân hàng dao động từ 1,6%/năm đến 4,35%/năm. Trong đó, các ngân hàng như VCB Neo, Eximbank, Vikki Bank, MBV đang áp dụng mức lại suất cao gấp 2 - 2,5 lần nhóm ngân hàng quốc doanh.

Vụ bé gái 13 tuổi mất tích bí ẩn ở Hà Nội: Gia đình đã liên hệ được với tài xế xe ôm chở cháu bé vào Long An

Liên quan đến vụ bé gái 13 tuổi mất tích bí ẩn trong đêm ở Hà Nội, chia sẻ với báo chí, chị Thuỳ Dương (mẹ của Kiều Trang - bé gái 13 tuổi bị mất tích) cho biết, gia đình chị đã liên hệ được với người lái xe ôm chở cháu con gái chị đi từ TP. HCM xuống tỉnh Long An (cũ).