Xã hội

TP HCM "chốt" đầu tư hơn 120.000 tỷ đồng xây dựng đường Vành đai 4

Tóm tắt:
  • Dự án dài 159,31 km qua TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, tổng vốn khoảng 120.412 tỷ đồng.
  • Thường tuyến Vành đai 4 có chiều dài 207 km, riêng đoạn qua Bình Dương dài 47,95 km sẽ đầu tư riêng.
  • Phần còn lại dài 159,31 km, qua các tỉnh, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.
  • Đường có mặt cắt ngang 74,5 m, 8 làn, với hệ thống đường song hành hai bên.
  • Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành trong năm 2029, sau khi lựa chọn nhà đầu tư vào 2026.

Tại Kỳ họp thứ 22 diễn ra ngày 18/4, HĐND TP HCM khoá X đã biểu quyết thông qua việc triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.

Toàn bộ tuyến đường Vành đai 4 TP HCM có tổng chiều dài khoảng 207 km. Trong đó, riêng đoạn đi qua tỉnh Bình Dương khoảng 47,95 km sẽ được triển khai đầu tư độc lập theo chủ trương đầu tư dự án đã được HĐND tỉnh Bình Dương thông qua.

Phần còn lại của tuyến đường dự kiến trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng chiều dài 159,31 km, bao gồm đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dài 18,23 km, đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài 46,08 km, đoạn qua TP HCM dài khoảng 16,7 km, đoạn qua tỉnh Long An dài 78,3 km (bao gồm đoạn qua tỉnh Long An dài 74,5 km và đoạn qua địa phận TP HCM dài 3,8 km).

Phối cảnh dự án đường Vành đai 4 TP HCM. (Ảnh: VGP).

Về quy mô thiết kế, tuyến đường Vành đai 4 TP HCM có sẽ mặt cắt ngang rộng 74,5 m, 8 làn cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên tuyến. TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 8 làn.

Dự kiến sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ đầu tư (giai đoạn 1) của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng, không bao gồm đoạn đi qua địa phận tỉnh Bình Dương. Trong đó, nguồn vốn Trung ương hơn 29.576 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương hơn 40.000 tỷ đồng và nguồn vốn kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (hợp đồng BOT) 50.632 tỷ đồng.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án bao gồm: chi phí xây lắp và thiết bị 55.588 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác khoảng 6.670 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 10.900 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 41.000 tỷ đồng.

Theo kế hoạch của TP HCM, sau khi dự án được thông qua, các địa phương sẽ lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2026 và triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư từ 2025 và hoàn thành vào năm 2027.

Các dự án thành phần qua các địa phương dự kiến sẽ khởi công từ năm 2026 và hoàn thành toàn bộ dự án năm 2029.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.