Xã hội

TP.HCM báo cáo chiến dịch kiểm tra thuốc giả, thực phẩm giả

Thực hiện công điện số 55 ngày 2.5.2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán thuốc, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, các cơ quan chức năng tại TP.HCM cũ đã đồng loạt ra quân kiểm tra cao điểm trên nhiều lĩnh vực.

Ngày 30.6, UBND TP.HCM trước khi sáp nhập đã có báo cáo về công tác kiểm tra, xử lý.

Nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế tại TP.HCM

Theo báo cáo, từ ngày 19 - 31.5.2025, đoàn kiểm tra của Sở Y tế TP.HCM kiểm tra 15 cơ sở (13 bán buôn, 2 bán lẻ thuốc), chưa phát hiện cơ sở nào kinh doanh sản phẩm giả theo thông báo của Bộ Y tế. Tuy nhiên, 4 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 258,4 triệu đồng.

Ngoài ra, trong công tác hậu kiểm, Sở Y tế đã kiểm tra thêm 6 cơ sở bán buôn thuốc, 40 cơ sở bán lẻ thuốc, 6 cơ sở kinh doanh dược liệu và cũng chưa phát hiện hàng giả.

Nhưng kết quả kiểm tra ghi nhận nhiều vi phạm như nhân sự chuyên môn vắng mặt trong thời gian hoạt động; không hiệu chuẩn thiết bị theo dõi điều kiện bảo quản thuốc; không duy trì điều kiện bảo quản đúng yêu cầu ghi nhãn; không lưu trữ đầy đủ hóa đơn, hồ sơ nhà cung ứng. Sổ sách không đầy đủ dữ liệu về đơn thuốc và nhập xuất tồn; không báo cáo định kỳ thuốc kiểm soát đặc biệt, trộn lẫn thuốc kê đơn với không kê đơn.

Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra, xử lý 1 vụ vi phạm về thuốc không rõ nguồn gốc với trị giá 16,8 triệu đồng.

Đoàn kiểm tra UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức (cũ) đã kiểm tra 1.623 nhà thuốc (21,3% tổng số đang hoạt động), 338 phòng khám thì phát hiện có 47 cơ sở vi phạm.

Cụ thể, 27 cơ sở bán lẻ thuốc bị xử phạt 176,5 triệu đồng. 20 phòng khám bị xử phạt 181 triệu đồng do không báo cáo thay đổi người hành nghề, sổ khám ghi chép thiếu, biển hiệu không đầy đủ, người hành nghề không đăng ký, sử dụng thuốc và thiết bị thẩm mỹ sai quy định.

Về công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TP.HCM lấy mẫu kiểm nghiệm, tập trung vào các sản phẩm giả theo các thông báo của Bộ Y tế và chưa phát hiện cơ sở kinh doanh sản phẩm giả. Đơn vị này cũng lấy 68 mẫu thuốc khác đang lưu hành trên thị trường để kiểm tra chất lượng.

TP.HCM báo cáo chiến dịch kết quả kiểm tra thuốc giả, thực phẩm giả - Ảnh 1.

Đoàn kiểm tra của Sở Y tế TP.HCM kiểm tra một phòng khám

ẢNH: DUY TÍNH

Nhiều vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra 273 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, sữa, thực phẩm bổ sung... và xử phạt 5 cơ sở với tổng số tiền 270 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 1 cơ sở. Buộc thu hồi sản phẩm và thu hồi bản công bố sản phẩm vi phạm là thực phẩm bổ sung HI CANXI hiệu Goldmilk, sữa dinh dưỡng Sure hiệu Gold Beta, bột sữa Vita Nutri Diabetic Gold.

Trong quá trình kiểm tra, Sở An toàn thực phẩm lấy 66 mẫu thực phẩm kiểm nghiệm, đang chờ kết quả.

Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra, xử lý 35 vụ vi phạm về thực phẩm, trong đó có 2 vụ về sữa, 3 vụ về thực phẩm chức năng. Tổng số tiền xử phạt là 408 triệu đồng.

Tạm giữ 47.603 đơn vị sản phẩm và 5,3 tấn hàng hóa (trị giá 1,46 tỉ đồng), gồm: 4.677 chai sữa nước hiệu Ensure; 2.247 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Các hành vi vi phạm về thực phẩm phổ biến là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không có giấy phép kinh doanh.

Quảng cáo sai quy định

Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM kiểm tra và xử lý 5 trường hợp quảng cáo ngoài trời sai phạm, phạt tổng cộng 120 triệu đồng. Một trong các trường hợp là Công ty TNHH Quảng cáo Thời Đại, quảng cáo sản phẩm sữa "Milo kết hợp sữa mát A2" mà không thông báo nội dung quảng cáo cho cơ quan quản lý.

Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị

UBND TP.HCM cũ đã nêu một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình kiểm tra, xử lý:

  • Cơ sở kinh doanh biết trước đợt kiểm tra nên đối phó (đóng cửa tạm, cất giấu hàng).
  • Khó xử lý vi phạm quảng cáo và kinh doanh trực tuyến do không xác định được chủ thể (người sở hữu sản phẩm, tài khoản, website…).
  • Mạng xã hội đặt máy chủ ở nước ngoài, khó yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm.
  • Khi bị mời làm việc, nhiều cá nhân đã gỡ nội dung vi phạm, chặn truy cập trang.
  • Thiếu công cụ lưu chứng cứ trên truyền thanh, truyền hình.

Ngoài ra, Nghị định 15 năm 2018 của Chính phủ quy định sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi phải thực hiện đăng ký công bố nhưng chưa có giải thích từ ngữ cho loại sản phẩm này. Đối với trường hợp các sản phẩm thực hiện đăng ký bản công bố nhưng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy định hiện hành chưa quy định cụ thể, cơ sở thực hiện đăng ký công bố theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. Tuy nhiên, cơ quan quản lý không có căn cứ để xem xét các chỉ tiêu an toàn theo tiêu chuẩn nhà sản xuất như thế nào là phù hợp.

TP.HCM kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chức năng.

Sửa đổi Nghị định 15 năm 2018 để yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp xây dựng bản tiêu chuẩn sản phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Quy định rõ nội dung tối thiểu của bản tiêu chuẩn sản phẩm để cơ quan chức năng có căn cứ hậu kiểm và so sánh với kết quả kiểm nghiệm. Bổ sung hướng dẫn xác định chỉ tiêu an toàn, chất lượng cho các sản phẩm chưa có quy chuẩn quốc gia.

Các tin khác

Giá xăng dầu đồng loạt giảm

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 3.7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm so với giá điều hành ngày 1.7.

Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc

Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel khiến nguồn cung bị gián đoạn, chuỗi cung ứng rối loạn và giá dầu Brent biến động mạnh theo chu kỳ ngắn. Tại Việt Nam, các nhà máy lọc dầu, trong đó có Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vận hành, chịu sức ép kép từ thị trường nhập khẩu giá rẻ và sự bất ổn giá nhiên liệu.

Tưởng mắc ung thư dạ dày, ai ngờ bị một dạng rối loạn tâm thần

Đau bụng kéo dài, đi khám khắp nơi, được chẩn đoán viêm dạ dày, uống theo bác sĩ kê đơn nhưng bệnh không khỏi. Bệnh nhân được thực hiện thủ thuật cắt dạ dày nhưng vẫn không hết đau. Khi đến với Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai thì hóa ra bị rối loạn dạng cơ thể.

Thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo

Tuyệt đối không làm theo yêu cầu qua điện thoại của các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ xã/phường, cảnh sát khu vực; nếu cần cập nhật thông tin phải ra trực tiếp Công an xã/phường nơi mình sinh sống.

Tuyệt chiêu giúp Chrome bớt "ngốn" RAM

Mặc dù được nhiều người yêu thích nhờ tốc độ và tính năng đồng bộ hóa, trình duyệt Chrome lại gặp phải vấn đề nghiêm trọng: ngốn quá nhiều bộ nhớ RAM.