Tài chính

Tổng tài sản gấp 19 lần trong chưa đầy 15 năm, VPBank vươn lên vị thế dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân

Tổng tài sản gấp 19 lần trong chưa đầy 15 năm

Kết thúc quý II, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB) thiết lập một dấu mốc mới khi trở thành ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất nhờ chiến lược phát triển nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tăng trưởng.

Cụ thể, tổng tài sản hợp nhất của VPBank cán mốc 1,1 triệu tỷ đồng, ngân hàng riêng lẻ đạt 1,05 triệu tỷ đồng - tăng lần lượt 20% và 21% so với đầu năm. Đáng chú ý, chỉ sau 6 tháng, ngân hàng gần đã hoàn thành mục tiêu tài sản cả năm 2025 là 1,13 triệu tỷ đồng.

Ngân hàng cho biết việc tổng tài sản hợp nhất vượt 1,1 triệu tỷ đồng là minh chứng cho nội lực mà VPBank đã không ngừng tích lũy trong suốt 32 năm phát triển, đặc biệt kể từ sau giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ vào năm 2010.

Năm 2010 đánh dấu thời điểm VPBank định hình lại chiến lược, chuyển sang mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, mở ra hành trình tăng trưởng kéo dài trong suốt gần 15 năm qua. Ngân hàng liên tiếp ghi dấu ấn với hàng loạt cột mốc quan trọng: Thành lập FE Credit vào năm 2014; niêm yết trên HOSE năm 2017; bán 49% vốn điều lệ của FE Credit cho Công ty Tài chính SMBC năm 2021; bán 15% vốn điều lệ VPBank cho cổ đông chiến lược SMBC năm 2023 và mới đây nhất tiếp nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng GPBank vào đầu năm 2025.

Năm 2010, VPBank chỉ đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các ngân hàng tư nhân, với tổng tài sản đạt gần 60.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến cuối quý II/2025, sau chưa đầy 15 năm, quy mô gấp gần 19 lần. Đồng thời, trong giai đoạn từ 2010 đến 2024, ngân hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức khoảng 22% - một thành tích mà ít ngân hàng nào trong hệ thống có thể duy trì trong suốt hơn một thập kỷ.

Trong hành trình phát triển, VPBank vừa ghi nhận tăng trưởng về quy mô tài sản, vừa cải thiện chất lượng với các chỉ tiêu quan trọng như vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) liên tục trong nhóm dẫn đầu hệ thống trong nhiều năm.

Với vị thế là ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng, VPBank đã vươn lên sánh ngang và thậm chí vượt qua nhiều tập đoàn, ngân hàng thuộc khu vực Nhà nước. Tại Việt Nam, hiện không quá 10 doanh nghiệp, tập đoàn sở hữu tổng tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, phần lớn trong số này là các ngân hàng (nhóm Big4, MB và Techcombank).

Có thể nói, VPBank đã và đang góp phần thể hiện sức mạnh của khu vực kinh tế tư nhân, vốn được Bộ Chính trị xác định là “động lực quan trọng nhất của nền kinh tế” tại Nghị quyết 68.

Tổng tài sản VPBank gấp khoảng 19 lần sau chưa đầy 15 năm. (Nguồn: VPBank).

Động lực chủ đạo giúp VPBank vươn lên dẫn đầu về tổng tài sản trong khối ngân hàng tư nhân chính là tăng trưởng tín dụng vượt trội trong nửa đầu năm. Đến cuối quý II/2025, dư nợ tín dụng hợp nhất đạt hơn 842.000 tỷ đồng, tăng gần 19% so với đầu năm, nhờ đóng góp từ cả ngân hàng mẹ và các công ty con.

Đà tăng trưởng tín dụng được tiếp sức bởi khả năng huy động. Huy động tiền gửi và giá trị phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng riêng lẻ tăng gần 28% - gấp hơn 4 lần mức bình quân toàn ngành. VPBank ghi dấu ấn với tăng trưởng về tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và thương vụ huy động thành công 1,56 tỷ USD từ các định chế tài chính quốc tế hàng đầu.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tiếp tục duy trì quanh 14% - thuộc nhóm cao nhất toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ theo Thông tư 31 ở mức 2,31%, trong khi quy mô nợ nhóm 2 giảm quý thứ 4 liên tiếp. Trên nền tảng đó, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng đạt hơn 11.200 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ và thực hiện được 44% kế hoạch cả năm.

Xây hệ sinh thái mở rộng khác biệt, hướng đến Top 3 Việt Nam, Top 100 châu Á

Điểm nổi bật trong chiến lược phát triển của VPBank nằm ở việc không ngừng mở rộng và xây dựng một hệ sinh thái mở rộng khác biệt, tăng trưởng đồng bộ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngân hàng không dừng lại ở vai trò thuần túy là cho vay và huy động, mà mang đến giá trị toàn diện cho khách hàng trong mọi mặt của đời sống tài chính.

Hệ sinh thái tài chính của VPBank hiện bao gồm ngân hàng mẹ; các công ty con trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng (FE Credit), chứng khoán (VPBankS), bảo hiểm phi nhân thọ (OPES); ngân hàng GPBank, các công ty như ngân hàng số CAKE by VPBank, Be Group, LynkID …

Mỗi đơn vị đều phục vụ phân khúc khác nhau nhưng cùng hướng tới một mục tiêu chung: Mang đến giải pháp tài chính toàn diện và liền mạch cho khách hàng. Tại Đại hội đồng cổ đông vừa qua, VPBank đã thông qua kế hoạch mở rộng hệ sinh thái với hai “mảnh ghép” mới là công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty quản lý quỹ.

Một yếu tố quan trọng khác góp phần tạo nên vị thế đặc biệt của VPBank là sự đồng hành chiến lược của cổ đông nước ngoài Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đến từ Nhật Bản. Hiện nay, VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn duy nhất có cổ đông chiến lược nước ngoài. Sự hợp tác với SMBC mang đến nguồn lực tài chính mạnh mẽ, cũng như năng lực quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ hội tiếp cận mạng lưới khách hàng FDI cũng như chuyên môn công nghệ, số hóa, phát triển bền vững.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm

Sáng nay (27/7), giá vàng SJC “neo” ở mốc 121,1 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng/lượng từ đầu tuần đến nay.

Nhắn tin mua hàng qua trang “Y0DY Hàng Chính Hãng”, người phụ nữ được Facebook "Diệu Huyền" tư vấn nhận quà: Khi cạn tiền tài khoản mới vỡ lẽ

Sau khi nhắn tin mua hàng qua fanpage “Y0DY Hàng Chính Hãng”, người phụ nữ đã được tài khoản facebook tư vấn và 1 số điện thoại gọi điện đến thông báo được nhận quà miễn phí. Làm theo hướng dẫn, người phụ nữ đã nhiều lần chuyển tiền trước khi phát hiện ra sự thật.

Người dân phía Tây Hà Nội đón tin vui: Đại lộ rộng 10 làn xe sắp hoàn thành, “mở lối” từ siêu đô thị của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đến thẳng khu Tây Hồ

Việc đẩy nhanh tiến độ đại lộ Tây Thăng Long – tuyến giao thông chiến lược tại cửa ngõ phía Tây Thủ đô đang tạo ra cú hích quan trọng cho quá trình đô thị hóa, kéo theo sự chuyển mình mạnh mẽ về hạ tầng và bất động sản tại cho khu vực Đan Phượng.