Tài chính

Toàn cảnh ngân hàng quý III: Chất lượng tài sản giảm và phân hoá, P/B tiệm cận vùng định giá trung bình 10 năm

Báo cáo phân tích WiGroup được công bố tại "Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2024: Theo dấu Dòng tiền" cho thấy thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tiếp tục kém đi trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng thấp khi nguồn cung cho vay thắt chặt đối với lĩnh vực bất động sản và cầu tín dụng thấp ở nhóm doanh nghiệp xuất khấu do thiếu đơn hàng.

Tín dụng tăng trưởng chậm

Trong quý III/2023, tín dụng của của toàn ngành ngân hàng tăng 2,4% so với quý trước. Sự tăng trưởng yếu xuất phát từ nguyên nhân như nhu cầu giảm tại hầu hết lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản,.. thị trường nhập khẩu của Việt Nam vẫn đang suy yếu.

Đặc biệt, thị trường bất động sản (BĐS), chiếm hơn 21% tổng dư nợ nền kinh tế, đạt mức tăng trưởng thấp, tình trạng này có thể vẫn tiếp tục kéo dài cho đến hết năm 2023-2024 đến khi thị trường BĐS có tín hiệu phục hồi rõ nét.

 

 

 

Lợi nhuận sụt giảm và phân hoá

Trong quý III, lợi nhuận sau thuế của toàn ngành ngân hàng đạt hơn 47.892 tỷ đồng, giảm 1,2% so với cùng kỳ. Tốc độ sụt giảm lợi nhuận đã hạ nhiệt so với quý trước đó. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) là nhóm duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương (tăng 7,2% so với cùng kỳ).

Lợi nhuận của nhóm NHTM còn lại giảm 5,2%, những ngân hàng có mức giảm mạnh nhất như PG Bank, VietABank, VietBank, ABBank.

 

Phân tách thu nhập ngành ngân hàng trong quý III/2023 cho thấy thu nhập ở hầu hết mảng hoạt động đều sụt giảm. Trong đó, mảng cho vay cốt lõi tiếp tục sụt giảm kể mức đỉnh quý IV/2022 và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng bù lại lãi từ chứng khoán đạt mức tăng trưởng ấn tượng, tăng hơn 20%.

Ngoài ra, chi phí dự phòng và chi phí hoạt động đã giảm gần 6,42% so với cùng quý đã góp phần kìm hãm đà giảm lợi nhuận sau thuế toàn ngành.

 

NIM toàn ngành ngân hàng sẽ phục hồi trong quý IV

Bóc tách thu nhập lãi thuần cho thấy NIM toàn ngành tiếp tục sụt giảm, từ mức 3,31% trong quý II/2023 xuống còn 3,1% trong quý III/2023 do chi phí huy động vốn (COF) tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi tức trên tài sản sinh lãi (YEA).

Mặc dù, dù lãi suất huy động đã giảm từ quý I/2023 nhưng do độ trễ của kỳ hạn nên chưa thể phản ánh ngay vào chi phí vốn (COF) của ngân hàng. 

 

Chất lượng tài sản suy giảm và có sự phân hoá mạnh

Ảnh hưởng bởi sự gia tăng của nợ nhóm 2 trong quý trước đã phản ánh lên tỷ lệ nợ xấu trong quý này.Tỷ lệ nợ xấu nội bảng (NPL) của toàn ngành đã tăng mạnh trong quý III/2023 dừng ở mức 2,2%. Tuy nhiên, mức tăng này không quá lo ngại khi tỷ lệ nợ xấu vẫn nằm trong vùng an toàn

 

 

Đáng chú ý, tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu (LLR) đã mỏng đi trong quý này, chỉ đạt 93,8%, cho thấy các ngân hàng đang trích lập dự phòng ít hơn. Điều này có thể hỗ trợ lợi nhuận trong quý III nhưng có thể gây áp lực suy giảm lợi nhuận ở các quý sau.

 

 

 

 

Tuy nhiên, nhờ chính sách điều hành hợp lý của Chính phủ thông qua ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN, theo đó các ngân hàng có quyền lựa chọn cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong phạm vi tối đa 12 tháng và giữ nguyên nhóm nợ trong khi các khoản dự phòng có thể trích dần trong 2 năm.

Nhờ vậy, áp lực lên báo cáo tài chính của các ngân hàng được kiểm soát phần nào, do rủi ro tỷ lệ nợ xấu gia tăng sẽ được chuyển sang nửa cuối năm 2024.

 

 

 

Báo cáo cũng lưu ý nhà đầu tư cần theo dõi bao gồm các hoạt động bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh khác hoặc các giao dịch phái sinh, cam kết khác ngoại bảng (off-balance sheet items). Tính đến quý III/2023, nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của một số ngân hàng ở mức cao. 

Mức định giá P/B ngành tiệm cận vùng định giá trung bình 10 năm

Theo WiGroup, nhóm NHTM Nhà nước và các NHTM tư nhân đã đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận giảm lần lượt 5% và 28% so với cùng kỳ và thực tế tỷ lệ hoàn thành lợi nhuận lần lượt đạt 78% và 68% trong 9 tháng đầu năm 2023.

Trong trường hợp kết quả kinh doanh của các ngân hàng bám sát mục tiêu, lợi nhuận toàn ngành có thể giảm đến 10% cả năm 2023.

Về mặt định giá, P/B của ngành ngân hàng tính đến thời điểm ngày 26/10/2023 ở mức 1,47 lần, tiệm cận với vùng trung bình 10 năm. "Chúng tôi nhận thấy mức định giá tương đối phù hợp trong bối cảnh tín dụng tăng chậm và rủi ro nợ xấu tiềm ẩn tại một số ngân hàng", báo cáo viết.

 

 

 

Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Miền Bắc rét đến bao giờ?

Hôm nay (1/4), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm với nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ, cao nhất 19-22 độ.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

FWD Việt Nam có Tổng Giám đốc mới

Ngày 27/3, Tập đoàn FWD công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.