Tài chính

Tìm giải pháp gỡ nút thắt thanh khoản

Khó tìm điểm cân bằng

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế đánh giá, việc tắc nghẽn dòng tiền trong nền kinh tế hiện nay đến từ nhiều vấn đề như câu chuyện chính sách, kênh dẫn vốn tín dụng, trái phiếu, đến cổ phiếu. Với sự ảm đạm của thị trường thì IPO là điều không dễ, tất cả những phương thức huy động đều khó khăn, tâm lý thị trường trong trạng thái phòng thủ cao, nhiều người có tiền nhưng không xuống tiền đã dẫn đến thanh khoản bị tắc nghẽn.

Tìm giải pháp gỡ nút thắt thanh khoản - Ảnh 1.

Hiện nay, câu chuyện về tỷ giá, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam chưa phải quá khó khăn, nhưng cũng không được như những năm trước đây

Cái khó lớn nhất hiện nay là cùng một lúc chúng ta phải xử lý 3 bài toán gồm: Thứ nhất, là ổn định kinh tế vĩ mô mà câu chuyện không chỉ đơn thuần là lạm phát. Nếu tính theo năm, tính theo cùng kỳ thì lạm phát đang tăng; 10 tháng đầu năm là 4,3% chứng tỏ mục tiêu chúng ta đạt được chỉ ở mức trung bình.

Thứ hai là câu chuyện về tỷ giá, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam chưa phải quá khó khăn, nhưng cũng không được như những năm trước đây.

Thứ ba, là an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng. Không riêng sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực phi tài chính, mà còn liên quan đến cả hệ thống tài chính ngân hàng.

Trong khi quá trình phục hồi vẫn đang tiếp tục, nhưng phía trước chắc chắn sẽ khó khăn hơn. Tất cả các dự báo kinh tế gần đây của các tổ chức đều cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn phục hồi nhưng sẽ chậm lại và mặt bằng so sánh của năm tới với năm nay, hay năm nay với năm trước là rất khác nhau.

Mục tiêu Chính phủ đặt ra được Quốc hội thông qua có hai điểm chính: Một là tăng trưởng chỉ còn 6,5%, hai là lạm phát chấp nhận ở mức cao hơn, khoảng 4,5%. Điều đó thể hiện việc cân bằng thế nào giữa các mục tiêu, từ ổn định vĩ mô đến an toàn hệ thống tài chính ngân hàng và phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Bài toán đi tìm điểm cân bằng đó không đơn giản. Dưới góc độ của doanh nghiệp thì vốn là nhu cầu rất chính đáng, ở góc độ người tiêu dùng là nhu cầu về thu nhập đảm bảo đời sống, còn từ góc độ của cơ quan quản lý là phải an toàn hệ thống, ổn định vĩ mô. Bởi vì nếu “vỡ trận” thì tất cả cũng vỡ và đã có nhiều bài học xương máu từ thế giới đến Việt Nam”, TS. Võ Trí Thành phân tích.

Vị chuyên gia cho biết thêm, hiện nay chúng ta triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phục hồi chưa nhanh, chưa được như mong muốn. Hiện tại mới thực hiện được 60.000 tỷ đồng, nghĩa là còn gần 300.000 tỷ đồng vẫn chưa thực hiện được, vì vậy cần phải đẩy mạnh vấn đề này.

“Thời gian vừa qua tại Trung Quốc đã có một chương trình 16 điều “giải cứu” bất động sản với tinh thần cơ bản là nới ít nhiều điều kiện cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, cùng với đó là nới tín dụng cho những người mua nhà ở và tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu quay lại vận hành. 16 điều này khá cụ thể, Việt Nam cũng có thể nhìn vào đó để có những cách hỗ trợ phù hợp. Thực tế Chính phủ Việt Nam cũng đang bàn các giải pháp vượt khó gắn với các điều tôi đã nêu trên”, vị chuyên gia nói.

Nới room tín dụng sao cho phù hợp?

Mới đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa quyết định nới chỉ tiêu tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5-2%, thay vì trước đó kiên quyết không nới room quá 14% cho cả năm 2022.

Tìm giải pháp gỡ nút thắt thanh khoản - Ảnh 2.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa quyết định nới chỉ tiêu tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5-2%

Dữ liệu từ CTCK VNDirect cho thấy, cung tiền M2 (tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, cộng với tiền gửi tiết kiệm) chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước trong ba quý đầu năm nay, thấp nhất trong 10 năm qua. Trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục sau đại dịch COVID-19, nhu cầu vay đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2022, dẫn đến ngay từ cuối quý 2 năm nay, tín dụng đã tăng mạnh 9,4% so với đầu năm. Ngay thời điểm đó, hầu hết các ngân hàng thương mại đều chạm hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu do NHNN giao.

TS. Trần Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT CTCK Smart Invest cho rằng chúng ta phải nhìn nhận thực tế về việc gặp khó khăn khi tiếp cận vốn đến từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị tê liệt, vì hơn 900.000 tỷ đồng của các tổ chức phi tài chính phát hành trong suốt giai đoạn vừa qua. Để gỡ nghẽn được việc tiếp cận vốn này, chúng ta phải quan tâm đến việc giải cứu cho thị trường trái phiếu.

Trước đây, thị trường trái phiếu chưa lớn đến mức như vậy nên thị trường biến động như thế nào cũng không ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ nói chung, nhưng đến nay, quy mô đã lớn và việc thị trường bị nghẽn sẽ làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường, dẫn đến các thị trường vốn khác bị tắc nghẽn lại.

Giải pháp đưa ra lúc này, thì room tín dụng chắc chắn cũng là một vấn đề cần phải xem xét. Nhưng câu chuyện nên được tính toán dài hạn hơn cho những năm sau, đó là room tín dụng của Việt Nam trong năm 2022 là 14%, song khi triển khai, NHNN không giao hạn mức cho từng ngân hàng thương mại là bao nhiêu từ đầu năm, mà giao theo tỷ lệ nhất định, theo giai đoạn nhất định và sau đó mới lại xem xét điều chỉnh tiếp.

“Vậy nên chăng, khi room tín dụng vẫn là một trong những công cụ kiểm soát lượng cung tiền trên thị trường, chúng ta có thể linh hoạt hơn bằng cách giao tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại từ đầu năm với sự tính toán từ đầu. Khi đó các ngân hàng thương mại sẽ phải chủ động điều tiết, không dẫn đến tình trạng cho vay hết trong 6 tháng đầu năm, sau đó muốn cho vay thêm thì phải đi thu hồi nợ cũ. Có những giai đoạn cao điểm, NHNN chưa kịp nới room dẫn đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng ngành không tiếp cận được.

Yếu tố nữa mà chúng ta cần xem xét đó là, không nên bó cứng room tín dụng cho toàn ngành, mà nên bó cứng ở một số phân ngành có tính chất đầu cơ cao, đặc biệt những ngành về đầu tư cổ phiếu. Hay bất động sản cũng phải có sự chọn lọc rõ ràng, những nhà phát triển bất động sản tốt thì không nên bó cứng, tránh dẫn đến việc giá bất động sản không giảm đi so với những giai đoạn vừa qua, thậm chí còn tăng lên và việc tiếp cận bất động sản cho nhu cầu chính yếu càng khó khăn do lượng cung trên thị trường ít đi”, ông Tuấn khuyến nghị.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Doanh nghiệp của Shark Thủy bị cưỡng chế thuế, cổ phiếu lao dốc

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (còn gọi Shark Thủy) là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Tập đoàn Egroup, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Anh ngữ Apax. 9 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Apax Holdings âm hơn 266 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động tài chính cũng âm gần 18 tỷ, dòng tiền hoạt động đầu tư âm 48 tỷ đồng.

Ngược dòng thị trường, vì sao BĐS Hà Tiên tăng tốc sôi động

Cuối 2022 TP.Hà Tiên bất ngờ sôi động trở lại với nhiều dự án đồng loạt bung hàng. Đáng chú ý, những sản phẩm có ưu thế về mặt ở thực- kinh doạnh thực – hiện hữu – ngay trung tâm thành phố ghi nhận vẫn "sống khỏe" do đáp ứng đúng xu hướng an tâm – thiết yếu – đa năng giữa bối cảnh thị trường vốn biến động.

Đại đô thị VSIP Bắc Ninh - Nơi ước đến, chốn mong về

VSIP Bắc Ninh được tạo dựng với mục tiêu trở thành một đại đô thị phức hợp hiện đại, chuẩn mực, bậc nhất khu vực phía Đông Bắc Thủ đô. Mang đến cho cư dân không chỉ những căn nhà để ở mà đó còn là nơi để trở về!

Mô hình Connecting Door hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản dòng tiền

Du lịch đang phục hồi trở lại, tuy nhiên nhu cầu và thói quen của khách hàng cũng đã có những thay đổi. Nhận định rõ xu hướng này, nhiều nhà đầu tư lựa chọn ưu tiên các loại hình căn hộ mới, trong đó “Connecting door” là một trong những mô hình được ưa chuộng bởi công năng đa dạng, có khả năng khai thác đầu tư dài hạn.