Phong cách sống

Tiết kiệm từ năm 6 tuổi: Bài học quản lý tài chính càng sớm càng tốt

Tôi là một cô gái cuối 9x. Trong mắt mọi người, tôi còn trẻ, đáng lẽ không có kinh nghiệm về đầu tư và quản lý tài chính, nhưng thực tế, tôi đã bắt đầu quản lý tài chính từ năm 6 tuổi.

Khi 6 tuổi, tôi đã tiết kiệm được khoản tiền đầu tiên trong đời - khoảng 2.7 triệu đồng và đến khi tốt nghiệp trung học, tức là khi tôi 17 tuổi, tôi đã tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng. Rất nhiều người tò mò rằng một đứa trẻ lấy đâu ra nhiều tiền như vậy?

Một, phần lớn số tiền đó đến từ tiền lì xì hàng năm của tôi. Tôi không đưa lì xì cho bố mẹ và bố mẹ cũng không yêu cầu tôi phải đưa cho họ giữ. Sau năm mới, tôi sẽ bắt đầu ghi lại tổng số tiền tôi nhận được. Tôi dành bao nhiêu tiền để mua văn phòng phẩm và đồ ăn vặt trong năm nay, và tôi sẽ tiết kiệm phần còn lại mà không động vào. Thứ hai, tiền thưởng tôi đã tham gia trong các hoạt động và cuộc thi khác nhau, nếu tôi chỉ trông chờ vào số tiền lì xì thu được trong vài ngày đầu năm thì không đủ. Vì vậy tôi thường tham gia các cuộc thi và sẽ nhận được ít nhất 150 ngàn như một khoản tiền thưởng. Ngoài ra, tôi sẽ nhận được một khoản "lương" từ 30 - 50 ngàn cho một công việc nhà.

Tiết kiệm từ năm 6 tuổi: Bài học quản lý tài chính càng sớm càng tốt - Ảnh 1.

Sau đó, khi tôi vào đại học, chi phí sinh hoạt của tôi đột nhiên tăng lên rất nhiều, nên khoảng 100 triệu tôi tiết kiệm được trước đó đã được sử dụng cho cuộc sống sinh viên. Nhưng khi phát hiện ra rằng tôi đã làm việc chăm chỉ để dành tiền trong 11 năm, chỉ mất chưa đầy một năm đã tốn gần 1/3, nên tôi quyết định cắt giảm chi phí sinh hoạt và tăng thêm các nguồn thu nhập.

Về vấn đề tiết kiệm, tôi đã nghĩ đến việc làm thế nào để tiết kiệm tiền mà không làm giảm chất lượng cuộc sống, nhưng nó chưa bao giờ được coi là thành công. Sau đó, khi đang dọn dẹp phòng của mình, tôi đột nhiên phát hiện ra một vấn đề, đó là những món đồ nhỏ, quần áo... mà tôi mua năm ngoái, thậm chí cả những thứ tôi mua tháng trước, đều bị tôi nhét vào một góc tủ. Lúc đó, tôi đã nghĩ, nếu không mua những thứ này thì tôi sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Tiết kiệm từ năm 6 tuổi: Bài học quản lý tài chính càng sớm càng tốt - Ảnh 2.

Vì vậy, từ bây giờ, cho dù mua thứ gì đó với giá 10 ngàn hay 1 triệu, trước tiên tôi sẽ tự hỏi bản thân mình hai câu hỏi: Một là "Tôi có sử dụng thứ này không?" và hai "Liệu thứ này có lỗi mốt trong vòng 3 năm nữa không?". Tôi sẽ không mua ngay mà cho bản thân suy nghĩ khoảng 1-2 ngày, đến ngày thứ 3 mà vẫn không quên được thì sẽ quay lại mua. Tôi nghĩ dù là mua sắm, đầu tư hay giao dịch với mọi người, bạn không thể chỉ dùng từ nhanh chóng, quyết đoán. Điều quan trọng là phải "ổn định", và cho bản thân một khoảng thời gian nghĩ ngợi trước khi đưa ra quyết định là cách tốt nhất.

Về việc tăng thêm thu nhập, do tôi học ngành truyền thông nên khi có thời gian thường nhận một số công việc chụp ảnh, có khi kiếm được 2 triệu trong 3 ngày. Về lâu dài, đến khi tốt nghiệp đại học, tôi đã dành dụm được gần 150 triệu. Đối với nhiều người, tiết kiệm được tiền trong thời gian này thực sự là một quá trình rất đau khổ. Chỉ kiềm chế ham muốn mua sắm thôi cũng đã khiến tôi kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng vì từ nhỏ đã có thói quen quản lý tiền bạc nên tôi không thể xem tiền là thứ dễ kiếm mà không tiếc. Tôi chỉ có thể kìm chế những ham muốn vô bờ bến đó mà thôi.

Tiết kiệm từ năm 6 tuổi: Bài học quản lý tài chính càng sớm càng tốt - Ảnh 3.

Xung quanh tôi có nhiều bạn chọn cách không quản lý tiền bạc. Thứ nhất, họ không có thói quen quản lý tiền bạc. Thứ hai, họ cảm thấy không có tiền để quản lý. Thứ ba, họ sợ rủi ro đầu tư. Sau này, tôi phát hiện ra một vấn đề, đó là những người càng tiêu ít tiền thì họ càng có xu hướng tiêu nhiều hơn trong tương lai, ngược lại, những người tích lũy được của cải một chút và có "kho bạc nhỏ" của riêng mình thì sẽ tiếp tục tiết kiệm. Vì vậy, cần phải quản lý tài chính càng sớm càng tốt.

Nguồn: Zhihu

Các tin khác

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (22/6), miền Bắc tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, lũ tiếp tục cao trên sông Cầu, sông Lô, sông Hồng. Tình trạng ngập úng cục bộ tiếp diễn tại các vùng trũng thấp ven sông. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Dự báo từ mai (23/6), mưa lớn giảm dần ở miền Bắc.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Giá tăng mạnh, liệu có xuất hiện "làn sóng" đầu tư chung cư?

Mặc dù thời gian qua ghi nhận nhiều nhà đầu tư 'săn' căn hộ chung cư với giá tốt, vị trí đẹp để cho thuê, sau một thời gian được giá thì bán kiếm lời. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, sự chuyển hướng đầu tư này cũng sẽ không tạo ra 'làn sóng' đầu tư ở phân khúc chung cư.