Xã hội

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc gần 3.000 dự án tồn đọng

Xử lý các dự án tồn đọng đúng quy định và mang tính nhân văn

Hội nghị đánh giá, trước đây do nhiều lý do khách quan và chủ quan, cả nước có nhiều dự án bị đình trệ, vướng mắc. Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án nhằm giải phóng nguồn lực, sớm đưa các dự án vào sử dụng, không để lãng phí tài sản, tiền của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và xã hội.

Trong đó, Kết luận số 77-KL/TW ngày 2.5.2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 của Quốc hội và các Nghị định 76, 91 của Chính phủ là căn cứ pháp lý quan trọng và là cơ sở để các tỉnh, thành phố rà soát các dự án, giải quyết các vấn đề tồn đọng. Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Kết luận 77 của Bộ Chính trị, đã đạt được một số kết quả tích cực.

Tuy nhiên, qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Trong đó, có những dự án được xác định có sai phạm hoặc có dấu hiệu sai phạm, nhiều dự án vướng mắc về quy trình, thủ tục...

 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

ẢNH: NHẬT BẮC

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai là việc khó, nhạy cảm, chưa có tiền lệ song phải quyết tâm thực hiện.

Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, tổng hợp, phân loại, phân tích, đánh giá, đề ra hướng xử lý phù hợp quy định, trên nguyên tắc các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào, ngành nào thì cấp, ngành đó xử lý, vượt thẩm quyền thì đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý; đảm bảo xử lý, giải quyết đúng người, đúng việc; xử lý theo nguyên tắc của Đảng, pháp luật Nhà nước; đề xuất phương án xử lý rõ ràng, hiệu quả cụ thể, mang tính nhân văn thực sự, rõ đến đâu làm đến đó…

Chứng khoán VN thanh khoản lớn nhất ASEAN

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Gerald Toledano, thành viên Ban Điều hành, Giám đốc mảng sản phẩm cổ phiếu và đa tài sản toàn cầu của FTSE Russell - công ty thuộc Tập đoàn Sở giao dịch chứng khoán London (LSEG).

Vào tháng 3 và tháng 9 hằng năm, FTSE Russell sẽ công bố danh sách các thị trường chứng khoán (TTCK) nâng hạng, xuống hạng và các nước nằm trong danh sách theo dõi. TTCK VN đã được FTSE đưa vào danh sách chờ xét nâng hạng từ cận biên lên mới nổi từ tháng 9.2018.

Tại cuộc gặp, ông Gerald Toledano và các thành viên lãnh đạo của FTSE Russell đã chia sẻ các khuyến nghị để phát triển hơn nữa TTCK VN theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Theo kết quả xếp hạng mới nhất (kỳ rà soát tháng 3.2025), FTSE Russell tiếp tục giữ VN trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp.

Đặc biệt, ông Gerald cho rằng TTCK VN đã đạt những kết quả quan trọng, là thị trường có tính thanh khoản lớn nhất ở ASEAN, vượt qua cả Thái Lan và Singapore.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, với TTCK còn non trẻ, quan điểm của VN là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Thủ tướng đề nghị FTSE Russell tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước khuyến nghị, tư vấn các giải pháp hữu ích để đưa TTCK VN vào nhóm mới nổi; hỗ trợ VN thu hút nguồn lực, dòng vốn, kêu gọi, kết nối các nhà đầu tư tới VN...

Sáng cùng ngày, dự Đại hội đại biểu Đảng bộ TTXVN lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, TTXVN là cơ quan thông tin chủ lực, chính thống của Đảng, Nhà nước, do đó TTXVN phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mặt trận tư tưởng của Đảng. Cùng với đó, tiên phong trong phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, hòa nhập với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, trong đó thực hiện hiệu quả 4 Nghị quyết của Bộ Chính trị - "bộ tứ trụ cột" và tới đây là các nghị quyết về y tế, văn hóa, giáo dục sẽ được Bộ Chính trị ban hành...

Các tin khác

Vào rừng... chờ ươi bay

Sau 4 năm, khi những cánh rừng già miền núi TP.Đà Nẵng (Quảng Nam cũ) chuyển mình vào mùa ươi chín, hàng ngàn người dân lại có một cuộc 'di cư' tạm thời vào rừng sâu chờ 'lộc trời' rơi xuống để nhặt.

Những "mái ấm hạnh phúc" trên vùng biên cương Y Tý

Chưa đầy 1 năm sau đợt mưa lũ kinh hoàng do bão số 3 (Yagi) gây ra (tháng 9.2024), 28 hộ dân xã Y Tý (Lào Cai) đã được Báo Thanh Niên, Tập đoàn Hòa Phát, Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai xây tặng nhà mới khang trang, kiên cố; giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng đất biên cương này có nơi an cư, lạc nghiệp.