Tài chính

Tiền gửi thanh toán của người dân lần đầu vượt 1 triệu tỷ đồng

Ảnh minh hoạ: Báo Thanh Niên.

Theo Ngân hàng Nhà nước, số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thống ngân hàng đã ghi nhận xu hướng tăng mạnh trong hai quý gần đây và đã chính thức vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, đạt hơn 1.040 tỷ đồng. Số dư tiền gửi này hiện đã cao hơn tới 40%, tương đương mức tăng ròng gần 300.000 tỷ đồng chỉ trong vòng một năm.

Đặc biệt, trong quý I năm nay, số dư này đã tăng gần 103.600 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 11% và chính thức vượt mốc 1 triệu tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán của người dân vượt mốc 1 triệu tỷ. Thực tế, kể từ quý I/2020 đến nay, số dư tiền gửi này đã tăng liên tục, tuy nhiên, mức tăng bình quân hàng quý trước đó chỉ dưới 10%.

Đây cũng là quý thứ 8 liên tiếp số dư tiền gửi thanh toán cá nhân kể trên ghi nhận tăng trưởng dương. Lần gần nhất số dư tiền này sụt giảm là quý I/2020 khi giảm từ 499.721 tỷ đồng cuối năm 2019 xuống còn 476.524 tỷ vào cuối tháng 3/2020. Từ đó đến nay, số dư tiền gửi thanh toán này đã tăng thêm hơn 564.250 tỷ đồng.

Số dư tiền gửi thanh toán cá nhân tăng mạnh lên 8,8 triệu đồng/tài khoản

Trong khi số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán tăng mạnh, tốc độ tăng số lượng tài khoản thanh toán cá nhân tại các nhà băng lại có xu hướng chậm hơn.

Cụ thể, đến cuối tháng 3, toàn hệ thống ngân hàng có 118,6 triệu tài khoản thanh toán thuộc sở hữu của khách hàng cá nhân, tăng 3,45 triệu tài khoản so với quý trước đó, tương đương 3%. So với một năm trước, tốc độ tăng của chỉ tiêu này cũng mới đạt gần 14%, với khoảng 14,4 triệu tài khoản được mở mới, cho thấy xu hướng người dân ngày càng để nhiều tiền hơn trong tài khoản thanh toán.

Quý I/2021, bình quân mỗi tài khoản thanh toán của người dân để khoảng 7,1 triệu đồng. Cuối quý I năm nay, số dư này đã tăng lên 8,8 triệu đồng.

Không chỉ số dư tiền gửi thanh toán của người dân tăng lên, số dư tiền gửi có kỳ hạn của nhóm khách hàng này tại các ngân hàng cũng đã tăng nhanh trong quý đầu năm nay.

Cụ thể, tính riêng tháng 3, số dư tiền gửi ngân hàng của người dân đã tăng hơn 14.000 tỷ đồng, nâng tổng mức tăng trong 3 tháng đầu năm lên 174.000 tỷ đồng, tương đương 3,28%, cao hơn số tăng của cả năm 2021 trước đó với chỉ 3,08%. Hiện tổng số dư tiền gửi của dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt khoảng 5,47 triệu tỷ đồng.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán (27/6): Nhóm chứng khoán tăng trần hàng loạt, VN-Index vượt mốc 1.200 điểm nhờ xu hướng tăng giá đồng thuận

Thị trường cuối phiên chứng kiến đà bứt tốc ngoạn mục của nhóm vốn hóa lớn. Trụ VHM nhường chỗ cho GAS vươn lên dẫn dắt thị trường. Theo quan sát, cú hích từ nhóm bluechips đã thúc đẩy nhóm vốn hóa vừa và nhỏ lấy lại xung lực tăng.

Có nên xuống tiền mua bất động sản giai đoạn này?

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, đối với những nhà đầu tư có ý định bán bất động sản vào lúc này, cần cân nhắc kỹ mục đích sử dụng của khoản tiền sau khi bán tài sản đó. Sẽ là hợp lý nếu khoản tiền này được đầu tư vào những kênh đầu tư hiệu quả hơn trong bối cảnh thị trường biến động.

Cần làm gì khi bị kẻ xấu lấy thông tin CCCD để làm giao dịch vay tiền chiếm đoạt trên app?

Có không ít trường hợp vì chủ quan mà người dân vô tư chia sẻ hình ảnh CMND/CCCD không làm mờ thông tin ra ngoài, hay nhiều đối tượng đã sử dụng thủ đoạn xin chụp ảnh CMND/CCCD rồi trả tiền. Sau khi lấy được thông tin, ảnh chụp CCCD, kẻ xấu sẽ thực hiện các giao dịch vay tiền trên app nhằm mục đích chiếm đoạt.