Doanh nghiệp

Thuế giá trị gia tăng từ ngày 1.7 có gì mới?

Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ hôm nay (1.7). Luật quy định một số điểm mới so với trước đây mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần quan tâm. Chẳng hạn, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 0% sẽ áp dụng đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Đó là hàng hóa từ nội địa Việt Nam bán cho tổ chức trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu; hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh; hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế; sản phẩm nội dung thông tin số cung cấp cho bên nước ngoài và có hồ sơ, tài liệu chứng minh tiêu dùng ở ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

Thuế giá trị gia tăng từ ngày 1.7 có gì mới?- Ảnh 1.

Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7 với nhiều quy định mới

ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Đồng thời, luật sửa đổi, bổ sung các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% gồm việc chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng; chuyển nhượng vốn; sản phẩm phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; xăng, dầu mua tại nội địa bán cho cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan; xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan...

Song song đó, một số hàng hóa, dịch vụ trước đây thuộc nhóm không chịu thuế GTGT thì từ nay sẽ chịu thuế 5% gồm: phân bón; sản phẩm cây trồng, rừng trồng (trừ gỗ, măng), chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường; tàu khai thác thủy sản tại vùng biển; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo quy định của Chính phủ; hoạt động nghệ thuật biểu diễn truyền thống, dân gian...

Mức thuế GTGT 10% áp dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ còn lại và luật mới bổ sung thêm dịch vụ do các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam cung cấp cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam qua kênh thương mại điện tử và các nền tảng số.

Đặc biệt, kể từ nay trở đi, tất cả các giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ không phân biệt giá trị, đều phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế GTGT (trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ). Như vậy các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chuyển khoản, trả qua ví điện tử và một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác mới được khấu trừ thuế GTGT.

Bên cạnh đó, luật bổ sung quy định đối với số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được tính vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định (tùy theo bản chất của khoản chi phí).

Riêng đối với tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên doanh thu đối với các loại hàng hóa, dịch vụ thì không thay đổi so với trước đây. Cụ thể, thuế GTGT là 1% trên doanh thu đối với các cơ sở, hộ kinh doanh phân phối, cung cấp hàng hóa; 5% áp dụng cho dịch vụ, xây dựng không báo thầu nguyên vật liệu; 3% đối với hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa và 2% áp dụng cho các hoạt động kinh doanh khác. Ví dụ, các cá nhân, hộ kinh doanh bán hàng ăn uống thì sẽ chịu thuế suất thuế GTGT là 3%, nếu trong tháng có doanh thu 100 triệu đồng thì phải nộp thuế GTGT là 3 triệu đồng (3% x 100 triệu đồng)...

Các tin khác

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Từ hôm nay áp dụng nhiều chính sách thuế chưa từng có

Từ hôm nay (1/7), nhiều chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực: Số định danh cá nhân dùng thay mã số thuế; không chuyển khoản, không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng; sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán; tiếp tục giảm thuế suất giá trị gia tăng đến hết năm 2026; phân quyền, phân cấp trong quản lý thuế...

EVNHANOI tổ chức lại mô hình Công ty Điện lực theo đơn vị hành chính mới

Từ ngày 01/07/2025, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) sẽ triển khai việc sắp xếp lại mô hình tổ chức các Công ty Điện lực trên địa bàn, phù hợp với đơn vị hành chính mới của Thủ đô. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành lưới điện và chất lượng phục vụ khách hàng của ngành Điện trong thời kỳ chuyển đổi số.

Sáng 1/7: Giá vàng trong nước bật tăng

Trong phiên giao dịch chiều nay, các thương hiệu vàng lớn đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh giá vàng nhẫn và vàng SJC so với đầu giờ sáng.

Địa bàn rộng sau sáp nhập, người dân tưởng xa mà gần

Được hình thành từ diện tích 9 phường, người dân P.Tây Hồ (Hà Nội) tưởng rằng phải đi xa để đến trụ sở công quyền làm thủ tục hành chính, nhưng lại rất gần và thuận lợi bởi có nhiều địa điểm tiếp dân.

Bác sĩ chỉ cách ăn uống cực kỳ đơn giản "đánh bay" sỏi thận

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học. ThS.BS. Cao Thị Như - Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai sẽ chia sẻ những nguyên tắc vàng trong chế độ dinh dưỡng giúp bệnh nhân sỏi thận cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Sau khi sáp nhập, Top 30 DN nộp ngân sách Nhà nước nhiều nhất cả nước phải "đổi địa chỉ" như thế nào?

Phần lớn các doanh nghiệp thuộc Top 30 DN nộp ngân sách Nhà nước năm 2024 phân bổ tại hai trung tâm kinh tế là TP Hà Nội và TP HCM nên không bị ảnh hưởng nhiều. Còn lại các doanh nghiệp khác nằm rải rác ở nhiều tỉnh, thành, trong đó có Vietsovpetro chuyển từ Bà Rịa - Vũng Tàu thành TP HCM và Toyota Vĩnh Phúc chuyển thành Phú Thọ.