Xã hội

Thứ trưởng Bộ Công Thương: "Sẽ siết quản lý thuế với người bán hàng online"

 

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 3/7. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 3/7, liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Nghị định 117 có hiệu lực từ 1/7, đánh dấu một bước tiến trong công tác quản lý thuế trên nền tảng thương mại điện tử.

Theo đó, trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế gồm giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân ( (GTGT, TNCN) sẽ do các tổ chức quản lý sàn thương mại điện tử có chức năng thanh toán thực hiện thay cho hộ, cá nhân kinh doanh.

Với trách nhiêm quản lý nhà nước, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với Bộ Tài chính (cơ quan thuế) trong việc chuẩn hóa, chia sẻ dữ liệu sàn và ứng dụng thương mại điện tử (bao gồm mã số thuế, định danh cá nhân, tình trạng hoạt động).

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử (dự kiến trình Quốc hội tháng 10) để hoàn thiện khung pháp lý, bổ sung quy định về định danh điện tử và trách nhiệm sàn đối với các mô hình thương mại điện tử mới như livestream bán hàng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân kinh doanh tuân thủ pháp luật về thuế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.  (Ảnh: Nguyễn Ngọc) 

Theo Thứ trưởng, các doanh nghiệp nền tảng hiện đã phối hợp từ sớm với cơ quan thuế trong giai đoạn xây dựng Nghị định để tránh tình trạng "thuế chồng thuế" và đề xuất hoàn thiện chính sách (như hoàn thuế cho đơn bị hủy, cân bằng chính sách giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đơn giản hóa thủ tục hành chính).

Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng đã sẵn sàng chuẩn bị đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp hệ thống dữ liệu, phần mềm quản lý và công cụ thu - báo cáo thuế, đảm bảo tính chính xác và minh bạch khi khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho người bán hàng từ ngày 1/7.

Tăng cường truyền thông và đào tạo; triển khai các hoạt động hướng dẫn, hội thảo, nội dung số nhằm giúp người ban hàng hiểu rõ chính sách thuế, cập nhật thông tin định danh từ sớm và thực hiện đúng nghĩa vụ kê khai và nộp thuế.

Trong thời gian tới, để triển khai Nghị định 117, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, đặc biệt là các cơ quan thuế sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn với các sàn, người bán trên các sàn hiểu rõ hơn và thực hiện tốt các nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

Các nền tảng thương mại điện tử tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ phục vụ khấu trừ và nộp thuế thay; Tự động hóa quy trình trích thuế GTGT, TNCN; Chuẩn hóa dữ liệu định danh người bán; Rà soát dữ liệu người bán chưa đăng ký kinh doanh, chưa kê khai thuế; Tiếp tục hỗ trợ người bán hàng.

Đối với cộng đồng nhà bán hàng, Bộ Công Thương đề nghị chủ động cập nhật thông tin định danh và mã số thuế cá nhân; Theo dõi thông tin hướng dẫn từ nền tảng, cơ quan thuế để tuân thủ nghĩa vụ mới; Điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với chính sách thuế (ví dụ: xuất hóa đơn, theo dõi khấu trừ,...).

"Hiện nay việc triển khai Nghị định 117 đang diễn ra nghiêm túc và đồng bộ. Bộ Công Thương và cơ quan thuế tiếp tục chủ động chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng cơ chế phối hợp; các sàn thương mại điện tử đã tích cực chuẩn bị hệ thống, tổ chức truyền thông, hướng dẫn và hỗ trợ người bán nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả nghĩa vụ khấu trừ và nộp thuế thay từ thời điểm Nghị định có hiệu lực", Thứ trưởng nêu rõ. 

Các tin khác

Doanh nghiệp nói gì về thông tin bước đầu đàm phán thuế quan?

Trong 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá 57,1 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước. Trước thông tin bước đầu về thuế quan Mỹ, doanh nghiệp vẫn chờ thông tin chính thức từ phía Bộ Công Thương để lên phương án xuất, nhập khẩu cuối năm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sẽ bổ sung trách nhiệm khi livestream bán hàng

Bộ Công Thương đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử để hoàn thiện khung pháp lý, bổ sung quy định về định danh điện tử và trách nhiệm đối với các mô hình thương mại điện tử mới như livestream bán hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân kinh doanh tuân thủ pháp luật về thuế.

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả HIUP và dầu Ofood từ dầu chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Đối với vụ án liên sản phẩm HIUP, Bộ Công an đã khởi tố bị vụ án, khởi tố 10 bị can với 2 hành vi chính gồm vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm. Còn với vụ án sản phẩm Ofood đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 3 đối tượng.