Phong cách sống

Thu phân - khoảnh khắc diệu kỳ đánh dấu mùa thu về trên một nửa thế giới

Chỉ có 2 thời điểm trong năm mà về mặt kỹ thuật, độ dài ngày và đêm gần như hoàn toàn tương đương trên khắp hành tinh, đó là xuân phân và thu phân.

Thu phân năm nay sẽ diễn ra vào ngày 23/9. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, thu phân không phải một ngày, mà là một khoảnh khắc - 9h04 tối 22/9 giờ miền Đông Hoa Kỳ, hay 8h04 sáng 23/9 tại Hà Nội. Đây là thời khắc đánh dấu sự giao thời về thiên văn giữa mùa hè sang thu ở Bắc bán cầu và từ mùa đông sang xuân ở Nam bán cầu.

Chuyện gì xảy ra vào thu phân?

Thu phân là điểm chính giữa của khoảng thời gian giữa ngày dài nhất và ngắn nhất trong năm, thường rơi vào 22 hoặc 23/9. Về mặt kỹ thuật, thu phân không phải là một sự kiện kéo dài suốt một ngày như nhiều người nghĩ, mà là một thời điểm ngắn ngủi khi tia sáng Mặt Trời vuông góc với xích đạo Trái Đất.

Thu phân - khoảnh khắc diệu kỳ đánh dấu mùa thu về trên một nửa thế giới - Ảnh 1.

Xuân phân và thu phân là 2 thời điểm tia sáng Mặt Trời vuông góc với xích đạo.

Tương tự như xuân phân mỗi tháng 3, đây là thời điểm mà ngày và đêm gần như cân bằng và đều dài 12 tiếng trên khắp hành tinh. Ở Bắc bán cầu, độ dài của ngày sẽ giảm dần cho tới đông chí, khi tia sáng Mặt Trời vuông góc với chí tuyến Nam - với thời gian xuất hiện trên bầu trời Bắc bán cầu là ngắn nhất.

Việc suy giảm ánh sáng Mặt Trời vào mùa thu cho đến đầu đông là lý do chính khiến lá cây chuyển vàng, đỏ và rụng dần.

Thu phân - khoảnh khắc diệu kỳ đánh dấu mùa thu về trên một nửa thế giới - Ảnh 2.

Ngoài ra, địa điểm Mặt Trời mọc và lặn vào thu phân sẽ ở chính đông và chính tây mọi nơi trên Trái Đất, trừ 2 cực. Từ giờ đến đông chí, vị trí bình minh và hoàng hôn sẽ lệch dần về chân trời phía nam.

Độ dài của ngày và đêm vào thu phân

Mặc dù theo lý thuyết đây là thời điểm độ dài ngày và đêm cân bằng nhất trong năm ở cả địa cầu, trên thực tế sự cân bằng đó không phải là hoàn hảo, trọn vẹn 12h. Một chi tiết thú vị là từ "equinox" (điểm phân trong tiếng Anh) có từ gốc là aequus (cân bằng) + nox (đêm) trong tiếng Latin.

Thu phân - khoảnh khắc diệu kỳ đánh dấu mùa thu về trên một nửa thế giới - Ảnh 3.

"Equilux" là thời điểm độ dài ngày và đêm gần nhau nhất theo định nghĩa của con người.

Lấy ví dụ, Thủ đô Washington của Mỹ sẽ có ngày dài 12 tiếng và 8 phút vào ngày 23/9 - ngày đầu tiên của mùa thu. Thời điểm cân bằng thực sự hay "equilux", khi bình minh và hoàng hôn cách nhau gần đúng 12 tiếng nhất, sẽ diễn ra muộn hơn vài ngày và càng xa 23/9 khi càng gần xích đạo.

Lý do mà ngày vẫn dài hơn một chút vào ngày thu phân một phần đến từ cách đo chiều dài ngày mà con người đang áp dụng. Theo định nghĩa, ban ngày là thời điểm giữa bắt đầu của bình minh và kết thúc của hoàng hôn.

Mặt Trời xuất hiện trên bầu trời với hình dạng một quầng sáng chứ không phải một điểm toán học. Định nghĩa của bình minh cho biết nó bắt đầu ngay khoảnh khắc viền trên của "quả cầu lửa" xuất hiện tại đường chân trời.

Thu phân - khoảnh khắc diệu kỳ đánh dấu mùa thu về trên một nửa thế giới - Ảnh 4.

Bình minh bắt đầu ngay khoảnh khắc Mặt Trời "nhú" khỏi đường chân trời.

Trong khi đó, hoàng hôn chỉ kết thúc một khi viền trên của Mặt Trời cũng đã hoàn toàn biến mất dưới đường chân trời. Theo cách quan sát này, sẽ có độ lệch do hình dạng hình học của Mặt Trời do mắt thấy gây ra việc độ dài ngày lớn hơn theo định nghĩa. Mặc dù vậy, độ lệch này chỉ là vài phút.

Lý do thứ hai mà ngày dài hơn một chút là bởi khí quyển Trái Đất có thể khúc xạ ánh sáng Mặt Trời. Điều này cho phép chúng ta vẫn có thể quan sát được "quả cầu lửa" kể cả khi về mặt kỹ thuật nó đang ở dưới đường chân trời. Độ khúc xạ lại phụ thuộc vào áp suất không khí và nhiệt độ.

Theo chuyên trang Space, khi chúng ta nhìn thấy quả cầu lửa màu cam xuất hiện ngang đường chân trời, đó thực ra là ảo ảnh quang học, thực ra Mặt Trời đã đi qua đường chân trời vào thời khắc đó rồi.

Ngoài ra, càng đi xa về phương Bắc thì tốc độ ngày trở nên ngắn đi càng nhanh. Tại Washington, mỗi ngày sẽ ngắn đi 2 phút rưỡi cho tới đông chí, trong khi ở Miami con số đó là 90 giây. Nói cách khác, càng xa xích đạo, khác biệt giữa ngày và đêm từ thời điểm này đến đầu đông sẽ ngày càng lớn.

Nguồn: WP

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Cổ phiếu ngân hàng sẽ thế nào khi tiền không còn rẻ?

Theo chuyên gia, việc tăng lãi suất về cơ bản thường ảnh hưởng không tốt đến thị trường chứng khoán, tuy nhiên, việc đánh giá tác động như thế nào cần được xem xét trên tổng thể tổng hòa các yếu tố vĩ mô hiện nay...

Cuộc chiến với đồng bạc xanh: Lựa chọn nào cho các ngân hàng trung ương?

Các quốc gia đang lâm vào thế phải tự mình xây dựng hàng phòng thủ trước sức mạnh gia tăng của đồng bạc xanh. Tuy nhiên, khó có khả năng các ngân hàng trung ương cùng đi đến một giải pháp chung, thay vì hành động đơn phương như hiện nay. Giới chuyên gia nhận định, việc mong chờ một hiệp ước toàn cầu để giải quyết vấn đề này là một suy nghĩ viển vông.