Xã hội

Thoát khỏi kịch bản "tăng trưởng GDP giảm mạnh khi Mỹ áp thuế cao" bằng cách nào?

Tóm tắt:
  • Tăng trưởng GDP năm 2025 dự báo 5,5-6% nếu chiến tranh thương mại leo thang, hoặc 7,5-8% nếu đàm phán Mỹ hiệu quả và khai thác động lực mới.
  • Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng Việt, Chính phủ ban hành Nghị quyết 77, phấn đấu tăng trưởng GDP trên 8% năm nay.
  • GDP quý I đạt 6,93%, cao nhất trong 6 năm nhưng vẫn thấp kế hoạch, các động lực truyền thống phục hồi không đồng đều.
  • Đầu tư tư nhân, FDI chậm lại, giải ngân đầu tư công còn nhiều khó khăn với 35/63 địa phương chưa phân bổ vốn.
  • Cần đẩy mạnh đàm phán giảm thuế, thúc đẩy hợp tác Mỹ, phát triển kinh tế số, xanh và cải thiện môi trường đầu tư, giải ngân đầu tư công.

Sau khi Mỹ công bố thuế quan đối ứng lên tới 46% với hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ (dự kiến sẽ có hiệu lực sau gần 90 ngày nữa), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77 nêu rõ các bộ, cơ quan, địa phương không bi quan, cần tận dụng cơ hội, tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% trở lên.

Theo tính toán, với mức tăng GDP 6,93% trong quý I, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng trưởng 9 tháng cuối năm phải tăng trên 8,3%, trong đó quý II tăng 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.

Nhìn nhận kết quả kinh tế quý I, TS. ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cho rằng tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, là mức tăng trưởng cao nhất của quý I trong vòng 6 năm nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch theo Nghị quyết 01. Trong đó, các động lực tăng trưởng truyền thống phục hồi nhưng chưa đồng đều, còn thấp hơn so với trước dịch và chưa bền vững. 

Cụ thể, đóng góp của chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào tăng trưởng chung (6,46%) chỉ cao hơn mức trong giai đoạn dịch Covid-19 (2,7-3,5%), thấp hơn nhiều cùng kỳ 2 năm qua (14-20%) do thâm hụt cán cân dịch vụ vẫn ở mức cao.

Đầu tư tư nhân phục hồi khá (tăng 5,5%) song thấp hơn nhiều so với trước dịch (13,6%), thấp hơn mức tăng vốn đầu tư toàn xã hội (8,3%) và thấp nhất trong 3 khu vực; doanh thu bán lẻ (loại trừ yếu tố giá) tăng 7,5%, chỉ bằng 83% mức trước dịch (9%)…

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới đang chậm lại (giảm 31,5% so với cùng kỳ) và dòng vốn FDI sẽ bị giảm nếu mức thuế đối ứng của Mỹ ở mức 25% trở lên. Giải ngân đầu tư công đã cải thiện song còn chậm với 35/63 địa phương chưa phân bổ vốn kế hoạch năm, mục tiêu giải ngân 95-100% kế hoạch là rất thách thức. 

TS. ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Trong bối cảnh đó, kinh tế thế giới còn nhiều rủi ro, bất ổn (đặc biệt là "cú sốc" thuế quan của Mỹ), tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức thấp (1,8-2% năm 2025-2026), kinh tế của Việt Nam dự báo chịu ảnh hưởng khá tiêu cực trong năm 2025 và 1-2 năm tới.

Trong trường hợp xấu nhất, cần tính đến kịch bản chiến tranh thương mại leo thang, kéo dài, nhiều nước/khối đáp trả, hoạt động thương mại, đầu tư và tiêu dùng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các động lực tăng trưởng truyền thống gồm xuất khẩu ròng, đầu tư, tiêu dùng... sụt giảm mạnh trong khi các động lực tăng trưởng mới chưa phát huy hiệu quả rõ nét. Khi đó tăng trưởng GDP cả năm dự báo chỉ ở mức khoảng 5,5 - 6%, giảm khoảng 2 - 2,5 điểm % so với dự báo trước đó.

Tuy vậy, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn có thể đạt 7,5 - 8% khi đàm phán với Mỹ đạt kết quả rất tích cực, đồng thời khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới bù đắp sự sụt giảm của các động lực truyền thống và do rủi ro thuế quan. 

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể

Vì vậy, để phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất có thể, vị chuyên gia này cho rằng, Chính phủ cần chú trọng hơn nữa các biện pháp thúc đẩy hợp tác cùng có lợi với Mỹ trên nhiều lĩnh vực.

Trong đó, tích cực đàm phán thương mại, với gói chính sách phù hợp, đủ mạnh, nhằm giảm thuế đối ứng (phấn đấu ở mức 20-25% từ 46%, hoặc thấp hơn theo từng ngành hàng cụ thể) như một cấu phần quan trọng trong Thỏa thuận thương mại song phương với Mỹ.

Xem xét tiếp tục giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời tăng nhập khẩu từ Mỹ, nhất là những sản phẩm mà Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như chất bán dẫn, khí LNG, máy bay, thiết bị hàng không, dược phẩm, thiết bị y tế, nông sản…", ông Lực đề xuất.

Đồng thời, để khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các lĩnh vực mới như AI, năng lượng, liên kết vùng, khu thương mại tự do...), cần triển khai thực chất, hiệu quả Nghị quyết 57 về đột phá ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế cho các động lực tăng trưởng mới như cơ chế sandbox cho Fintech và kinh tế tuần hoàn, ban hành danh mục phân loại xanh, sửa đổi Quy hoạch điện VIII; quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số; thành lập Quỹ hỗ trợ chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, Quỹ phát triển nhà ở quốc gia...

Còn theo bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trưởng ban Ban Hệ thống tài khoản quốc gia (Cục Thống kê), đầu tư công và đầu tư nước ngoài tiếp tục là cánh tay đắc lực cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, chính sách và giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công cũng như thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài đang được Chính phủ, các bộ ngành, địa phương triển khai quyết liệt sẽ là cầu nối cũng như bước đệm quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng phấn đấu mục tiêu đạt 16% trong năm 2025 được kỳ vọng là cú hích lớn cho thị trường bất động sản. Cùng với các chính sách tháo gỡ pháp lý, mở ra cơ hội cho thị trường bất động sản vượt qua khó khăn, từ đó kích thích phát triển ngành xây dựng.

Tiêu dùng được hỗ trợ bởi các chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) và các chính sách thương mại kích cầu tiêu dùng trong nước và tăng cường chính sách miễn thị thực cho nhiều quốc gia và chiến lược quảng bá du lịch sẽ giúp Việt Nam phát triển và thu hút khách trong mùa du lịch sắp tới. 

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trưởng ban Ban Hệ thống tài khoản quốc gia (Cục Thống kê). (Ảnh: Nguyễn Ngọc) 

Cũng theo bà Hạnh, cùng với hơn 75 quốc gia đã chủ động liên hệ với Mỹ để đàm phán các vấn đề thương mại, Việt Nam đã được tạm hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày và áp dụng mức thuế 10% trong thời gian này để thực hiện các đàm phán tiếp theo.

Kết quả ban đầu này là tin vui và là kết quả đầu tiên sau những nỗ lực đàm phán, giúp Việt Nam giữ được nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.

Tuy vậy, Việt Nam cũng cần nhanh chóng thực hiện đàm phán với Chính quyền Mỹ để giảm thuế đối với hàng hòa nhập khẩu tử Việt Nam, tận dụng các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP, RCEP để mở rộng thị trường và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.

Tiến hành xúc tiến thương mại có trọng tâm, trọng điểm, kết nối hệ sinh thái doanh nghiệp xuất khẩu với các sàn thương mại điện tử quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng trong nước thông qua kéo dài chính sách giảm thuế VAT, mở rộng phạm vi giảm thuế để kích thích tiêu dùng, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu và hàng hóa có tính lan tỏa cao.

"Đẩy nhanh đồng thời kiểm soát tiến độ giải ngân đầu tư công. Cải thiện môi trường đầu tư, giảm thủ tục hành chính để thu hút thêm FDI. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghiệp xanh để phát triển bền vững", bà Hạnh nêu rõ.

Các tin khác

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Kết luận 150-KL/TW hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới

Ngày 14/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận 150-KL/TW (Kết luận 150) của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.