Tài chính

Thế giới bớt lo lạm phát

Thế giới bớt lo lạm phát - Ảnh 1.

Dự đoán lạm phát theo quốc gia năm 2022 (tính đến tháng 10-2022) - Nguồn: IMF, STATISTA - Ảnh: INTERNATIONAL FINANCE - Dữ liệu: DIỆU AN - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn khó khăn với nhiều thách thức đan xen. COVID-19 và các chính sách chống dịch kết hợp với tình hình giá năng lượng đã tạo ra mức lạm phát cao lịch sử.

Tốc độ tăng giá sẽ chậm lại

Tháng trước, trong kết quả dự báo hằng năm, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng lạm phát toàn cầu sẽ đạt đỉnh ở mức 9,5% trong quý thứ ba của năm nay. Tính trong cả năm 2022, lạm phát sẽ khoảng 8,8%, cao nhất trong gần ba thập niên qua. Giá thực phẩm và năng lượng tiếp tục là nguồn thúc đẩy lạm phát chủ yếu.

Câu hỏi được đặt ra vài tháng gần đây là lạm phát đã thực sự đạt "đỉnh" hay chưa, tức liệu đã tới lúc áp lực giá cả lên các nền kinh tế giảm đi.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV bên lề Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 ở Ai Cập hồi đầu tháng này, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva nhận định đã có những dấu hiệu cho thấy lạm phát chạm đỉnh.

"Rất có khả năng chúng ta đang thấy đỉnh lạm phát. Hiện nay các ngân hàng trung ương đều rất đoàn kết trong việc chống lạm phát, xem đây là ưu tiên hàng đầu", bà Georgieva nói.

Theo Financial Times ngày 28-11, nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh và tốc độ tăng giá sẽ chậm lại trong vài tháng tới. Theo đó, các chỉ số dữ liệu quan trọng nhất thường được dùng để dự báo lạm phát tổng thể như giá xuất xưởng, tỉ lệ tính phí vận chuyển, giá hàng và kỳ vọng lạm phát đều bắt đầu giảm so với các mức kỷ lục gần đây.

Công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics (trụ sở tại London, Anh) cho biết lạm phát đã đạt đỉnh trên khắp các thị trường mới nổi và giá tiêu dùng đã giảm ở Brazil, Thái Lan và Chile. Áp lực giá cũng giảm ở một số nền kinh tế phát triển.

Tại Đức, giá xuất xưởng đã giảm 4,2% trong tháng 10 so với cùng kỳ tháng trước. Đây là sự sụt giảm theo tháng lớn nhất kể từ năm 1948. Hầu hết các nền kinh tế có công bố chỉ số giá sản xuất tháng 10 trong nhóm G20 đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng hằng năm chậm hơn so với tháng trước.

Bà Jennifer McKeown, nhà kinh tế trưởng phụ trách kinh tế toàn cầu của Capital Economics, cho rằng lạm phát sẽ bắt đầu giảm vào năm sau với việc nhu cầu yếu đi dẫn tới hầu hết giá các mặt hàng đều giảm. Theo bà McKeown, giá năng lượng cao trong năm nay sẽ giảm dần trong năm 2023.

12,1%

Lạm phát toàn cầu đạt mốc kỷ lục 12,1% trong tháng 10-2022, theo ước tính của Moody’s.

Nguy cơ suy thoái hiển hiện

Dự báo về đỉnh lạm phát nêu trên có thể là tin vui cho các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới khi họ đang phối hợp tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, các nước sẽ tiếp tục cẩn trọng khi lựa chọn bước tiếp theo vì động thái tăng lãi suất mang tới nguy cơ suy thoái, đặc biệt với các nền kinh tế lớn.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tuần qua dự báo các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát, bất kể kinh tế tăng trưởng chậm. Mặc dù không bi quan về khả năng suy thoái kinh tế cho năm sau, OECD đã nâng mức dự báo lạm phát lên cao hơn so với kỳ vọng của nhiều nước, đồng thời cảnh báo nền kinh tế toàn cầu sẽ đối diện "sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể".

Cụ thể, OECD ước tính kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng 3,1% trong năm nay (thấp hơn đáng kể so với 5,9% của năm 2021). Năm 2023, OECD cho rằng tình hình sẽ còn tệ hơn khi tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt mức 2,2%.

"Đúng là chúng tôi không dự báo về một cuộc suy thoái toàn cầu. Nhưng sẽ có rất nhiều thách thức, và tôi nghĩ không ai sẽ thấy thực sự dễ chịu với dự báo kinh tế tăng trưởng 2,2%", Tổng thư ký OECD Mathias Cormann nói.

Bên cạnh đó, dù cho rằng lạm phát sẽ giảm nhưng một số nhà kinh tế cũng cảnh báo giá năng lượng sẽ tiếp tục khiến sự sụt giảm này chậm hơn. Theo nhà phân tích thị trường và đầu tư Susannah Streeter của Hargreaves Lansdown, giá dầu sẽ tiếp tục nhạy cảm với những hạn chế về nguồn cung cũng như lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) lên dầu thô của Nga.

Trong khi đó, giá năng lượng và các mặt hàng khác có thể tăng trở lại nếu nền kinh tế Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ hoặc nếu Nga thực hiện các biện pháp cắt giảm xuất khẩu bổ sung để trả đũa việc phương Tây áp giá trần năng lượng Nga.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Nghịch lý người giàu có, trong tay có tiền tỷ, nhưng cực tiết kiệm cho áo quần: Giá trị con người

Rất nhiều người trong chúng ta có thể đã gặp những kiểu người mang phong cách ăn mặc hoàn toàn trái ngược so với hoàn cảnh thực tế. Một trong số đó là kiểu những người giàu có nhưng không bao giờ mặc quần áo sang trọng - và hành động, cư xử như một con người rất bình thường.

Phí đường bộ: Cần giảm sâu hơn, dài hơi hơn nữa

Đề xuất của Bộ Tài chính về việc giảm 10% phí sử dụng đường bộ đối với xe vận tải hàng hóa, 30% với xe kinh doanh vận tải hành khách trong 6 tháng năm 2023 đang nhận được nhiều sự quan tâm. Đề xuất này nếu được chấp thuận sẽ tác động ra sao đến hoạt động kinh doanh vận tải?

CEO Minh Đặng lần đầu lên tiếng sau khi bán Foody cho công ty mẹ Shopee, muốn xây dựng một startup lớn hơn Foody ngày trước

Minh Đặng lần đầu xuất hiện trước báo giới sau 5 năm bán Foody, hiện đổi tên thành ShopeeFood. Vị doanh nhân thừa nhận sau 10 năm khởi nghiệp, đầu anh đã ít tóc hơn nhiều. Sau khi bán đứa con tinh thần đầu tay, anh bắt tay gây dựng startup mới, với tham vọng có thể gây dựng startup này lớn hơn cả Foody khi xưa về mặt quy mô…

Triển vọng u ám và loạt rủi ro của doanh nghiệp xây dựng

Giá nguyên vật liệu vẫn ở mức cao, triển vọng kém khả quan của ngành bất động sản cùng với dòng tiền yếu của chủ đầu tư đẩy chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi lên cao là loạt yếu tố tác động tiêu cực lên ngành xây dựng.