Doanh nghiệp

Thấy gì qua câu chuyện đầu tư R&D của các quốc gia và tập đoàn lớn

R&D: Chỉ số hàng đầu đo lường sức mạnh kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, R&D (Research & Development - nghiên cứu và phát triển) trở thành một công cụ chiến lược. Trong hơn nhiều thập kỷ qua, các quốc gia nắm quyền chủ đạo kinh tế thế giới luôn dành nguồn ngân sách lớn cho công tác R&D. Các nhà kinh tế học cho rằng các khoản đầu tư vào R&D là một trong những chỉ số hàng đầu để đo lường sức mạnh kinh tế.

Và trong "cuộc đua" bước đến sự phát triển vượt bậc về kinh tế, nước nào chịu đầu tư R&D thì khả năng chiếm lĩnh thị trường càng lớn. Một quốc gia ví dụ điển hình "bắt kịp" thành công nhờ cường độ đầu tư cho R&D có thể kể đến là Đức. Sau sự tàn phá nặng nề của Thế chiến thứ II, Đức vươn mình trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu. Nhiều chuyên gia nhận định "phép màu kinh tế Đức" có sự góp phần không nhỏ của yếu tố R&D.

Từ năm 2017 đến 2018, chi tiêu cho R&D của ngành công nghiệp Đức đã tăng khoảng 4,8% lên 72,1 tỷ Euro. Chính phủ và ngành công nghiệp đã cùng nhau chi 104,7 tỷ Euro cho R&D trong năm 2018. Con số này chiếm 3,13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức. Năm 2020, Đức đứng đầu bảng xếp hạng châu Âu với 62.105 đơn đăng ký bằng sáng chế. Chiến lược đặc biệt này đã giúp nền kinh tế nơi đây trỗi dậy thần kỳ, trở thành cường quốc về công nghiệp, năng lượng tái tạo, y tế...

R&D – chiến lược sống còn của doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Doanh nghiệp chính là nền móng của mỗi quốc gia. Muốn nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên 4.0 thì chính các doanh nghiệp là nhà tiên phong. Và trong công cuộc đổi mới về công nghệ, đầu tư mạnh vào R&D là chiến lược khôn ngoan của các Tập đoàn hàng đầu thế giới.

Tờ Nikkei Asia nhận định, những quốc gia sở hữu nhiều bằng sáng chế thường dẫn đầu về các công nghệ tiên tiến và có tiếng nói hơn khi thế giới thiết lập các tiêu chuẩn ngành. Và đối với các doanh nghiệp, canh tranh cốt lõi hiện nay phải là R&D. Nhiều "đại bàng" công nghệ hàng đầu thế giới đã và đang "chạy đua" để xây dựng các căn cứ điểm R&D mới trên toàn thế giới. Đây được xem là chiến lược "khôn ngoan" nếu muốn chiếm lĩnh tâm trí khách hàng.

Điển hình có thể kế đến là "ông lớn" 100 năm tuổi về ngành thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng hàng đầu châu Âu – Simon. Thông tin từ phía tập đoàn, đơn vị đã đầu tư hàng ngàn tỷ đô cho việc nghiên cứu và phát triển trên hệ thống khắp thế giới. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp "bạo chi" cho R&D – một yếu tố giúp tập đoàn luôn dẫn đầu trong ngành..

Thấy gì qua câu chuyện đầu tư R&D của các quốc gia và tập đoàn lớn - Ảnh 1.

Tại tập đoàn Simon, các sản phẩm luôn được chăm chút tỉ mỉ bởi các chuyên gia hàng đầu.

"Ngay từ những ngày đầu, nhà sáng lập tập đoàn Simon xác định đầu tư vào R&D chính là sức mạnh cốt lõi. Chúng tôi có một đội ngũ chuyên gia về công nghệ kỹ thuật để giải quyết những thách thức đặt ra của thị trường, tạo ra giải pháp vật liệu bền vững và công nghệ mới hàng đầu thế giới. Tại Simon, tất cả sản phẩm đều phải trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt của quy trình chuẩn châu Âu theo một mục tiêu duy nhất ‘Nhiều nhà máy – Một chất lượng’ trước khi đến với thị trường, bởi chúng tôi hướng đến sự hoàn mỹ trong từng sản phẩm. Bên cạnh chất lượng, công năng, Simon chú trọng đến thiết kế của từng mẫu mã, từ những chi tiết nhỏ nhất. Chúng tôi hướng đến sự tối giản mà thời thượng, nhẹ nhàng mà tinh tế để mỗi sản phẩm, không chỉ là thiết bị điện hay chiếu sáng thông thường, mà còn là vật phẩm trang trí, thổi hồn cho mỗi không gian, tôn lên sự sang trọng, đẳng cấp cho mỗi ngôi nhà", đại diện tập đoàn cho biết.

Theo công bố mới nhất, trong 20 năm trở lại đây hãng đang dành hơn 52 triệu USD cho mảng đầu tư và nghiên cứu sản phẩm tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, chi tăng từ 15 - 20% mỗi năm. Hiện tại Simon có 2 trung tâm R&D chính tại Tây Ban Nha và Trung Quốc (đặt tại Shanghai, Hai'an, Zhongshan and Chongqing), 3 phòng R&D tại Mexico, Brazil, Ấn Độ cùng hàng loạt địa điểm bán hàng tại 90 quốc gia trên toàn cầu. Trung bình, cứ 10 nhân sự làm việc trong tập đoàn sẽ có 1 chuyên gia thuộc đội ngũ R&D. Tính riêng năm 2020, mức đầu tư cho R&D của tập đoàn tại châu Á Thái Bình Dương là gần 10 triệu USD.

Nhờ các khoản đầu tư và đổi mới sáng tạo, Simon hiện là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng, sở hữu đến 100 bằng sáng chế, nhận hơn 60 giải thưởng thiết kế quốc tế.

Thấy gì qua câu chuyện đầu tư R&D của các quốc gia và tập đoàn lớn - Ảnh 2.

Dòng sản phẩm công tắc và ổ cắm Simon i7 Concept có vẻ ngoài sang trọng, hòa hợp với từng bản sắc thiết kế không gian.

Đại diện tập đoàn cho biết, Simon đang đầu tư cho khả năng cạnh tranh càng mạnh mẽ hơn trong mười hoặc hai mươi năm tới bằng hoạt động chính là R&D để dẫn đầu thế giới về ngành công nghệ thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng. Hiện tại, hãng tập trung phát triển vào các thị trường có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Điển hình là thị trường Việt Nam với việc đưa vào vận hành nhà máy Simon Việt Nam theo tiêu chuẩn châu Âu "Nhiều nhà máy – Một chất lượng" vào tháng 6 vừa qua để mang đến một luồng gió mới trong công nghệ chiếu sáng và sáng tạo nên hệ sinh thái nhà ở, khách sạn thông minh hàng đầu cho thị trường Việt.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

ADS doanh thu cho thuê CCN tăng gấp 5 lần, trả cổ tức tháng 08/2022

Doanh thu từ cho thuê Cụm Công Nghiệp (CCN) tăng gấp 5 lần, xuất khẩu Sợi duy trì sự tăng trưởng ổn định và hạch toán một phần Doanh thu từ bàn giao các dự án Bất Động Sản (BĐS), Công ty Cổ Phần DAMSAN (ADS, Công ty) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm 2022.

Nhận diện 8 đặc điểm của BĐS an toàn khi đầu tư

Trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động, xu hướng dịch chuyển đầu tư vào các dự án bất động sản an toàn để hạn chế rủi ro là sự lựa chọn thận trọng cần thiết.

Vì sao Charm Resort Hồ Tràm tạo nên sức hút đối với giới đầu tư?

Theo đánh giá từ giới chuyên gia, đầu tư căn hộ nghỉ dưỡng, đặc biệt là căn hộ nghỉ dưỡng biển là bài toán đầy tiềm năng và mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư. Bởi căn hộ vừa có thể sử dụng nghỉ dưỡng, vừa có thể cho thuê.

Nhà phố ngay trung tâm vẫn là kênh đầu tư hiệu quả

Đứng trước áp lực lạm phát gia tăng, bất động sản vẫn được các chuyên gia đánh giá là kênh đầu tư hiệu quả. Những sản phẩm thuộc khu vực gần trung tâm, sở hữu lợi thế kết nối vẫn giữ giá trị gia tăng cao.

Xu hướng đô thị đa cực và triển vọng phát triển của Highway5 Residences

Nằm tại lõi trung tâm hành chính Gia Lâm, sở hữu pháp lý rõ ràng, hạ tầng đồng bộ cùng khả năng sinh lời nhanh chóng, an toàn, Highway5 Residences lập tức lọt vào mắt xanh giới đầu tư ngay thời điểm ra mắt và trở thành “ngôi sao sáng” trên thị trường bất động sản khu Đông Hà Nội.