Kinh doanh

Thấy gì khi hơn 115.000 tỷ "bơm" ra nền kinh tế chỉ trong 1 tuần?

Tóm tắt:
  • Dư nợ tín dụng tăng 0,74% trong 1 tuần, tương đương 115.000 tỷ đồng.
  • Dư nợ toàn nền kinh tế đạt 15,9 triệu tỷ đồng, tăng 1,98% so cuối năm 2024.
  • Nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng mạnh, lợi nhuận tăng đáng kể.
  • Chuyên gia cảnh báo rủi ro do tỷ lệ tín dụng/GDP cao (138%) và nợ xấu tăng.
  • Kiểm soát tín dụng chặt chẽ là cần thiết để tránh rủi ro và thúc đẩy kênh vốn khác.

Tăng trưởngtín dụng tích cực

Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 20/3, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 15,9 triệu tỷ đồng, tăng 1,98% so với cuối năm 2024 và tăng 17,60% so với cùng kỳ năm 2024.

Đáng chú ý, trong số liệu trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24% tính đến ngày 12/3. Như vậy, chỉ trong 1 tuần, dư nợ tín dụng nền kinh tế đã tăng thêm 0,74%, tức hơn 115.000 tỷ đồng. Giới phân tích nhận định, với tốc độ ấn tượng này, khả năng cao dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế sẽ vượt mốc 16 triệu tỷ ngay trong quý I hoặc đầu quý II năm nay.

Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm. Tại kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vừa qua, lãnh đạo VIB tiết lộ, tính đến ngày 20/3 tăng trưởng tín dụng của ngân hàng ở mức gần 3%, cao hơn so với tăng trưởng chung của toàn ngành.

Thấy gì khi hơn 115.000 tỷ 'bơm' ra nền kinh tế chỉ trong 1 tuần? ảnh 1

Tăng trưởng tín dụng nhưng thận trọng với chất lượng tín dụng (ảnh: Như Ý).

Dư nợ cho vay của Nam A Bank đạt gần 175.000 tỷ đồng trong các tháng đầu năm nay, tăng gần 4% và hoạt động đầu tư giấy tờ có giá đạt gần 27.400 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2024. Kết quả, riêng trong 2 tháng đầu năm, lợi nhuận Nam A Bank đạt hơn 900 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ và thực hiện 18% mục tiêu 5.000 tỷ đồng của cả năm.

TPBank dự kiến lợi nhuận đạt 2.100 tỷ đồng vào cuối quý I, tương đương mức tăng trưởng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo TPBank, động lực tăng trưởng này đến từ sự mở rộng hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa hiệu quả tài chính và kiểm soát chi phí hiệu quả. Dư nợ cho vay khách hàng cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, đạt 263.920 tỷ đồng và dự báo sẽ lên khoảng 269.000 tỷ đồng vào cuối quý I khi lãi suất thấp.

Tín dụng cải thiện ngay từ đầu năm đang hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm nay, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang dựa rất lớn vào vốn ngân hàng. Để tạo chủ động cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đang điều hành cơ chế tín dụng thông thoáng hơn với mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục được duy trì ở mức thấp.

Cảnh báo chất lượng tín dụng?

Theo nhóm chuyên gia VIS Rating, tỷ lệ tín dụng/GDP nước ta đã lên tới 138%, nằm trong nhóm quốc gia sử dụng đòn bẩy tín dụng cao nhất thế giới. Con số này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như nợ xấu gia tăng, lạm phát cao, bong bóng tài sản… Vì vậy, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế cần phải hết sức thận trọng.

Nếu tín dụng tăng "nóng" khi không kiểm soát được đường đi của dòng vốn, tiền chảy vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản… thì sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra. Đặt trong bối cảnh ngân hàng và các tập đoàn bất động sản sân sau có mối quan hệ chặt chẽ như hiện nay, việc dòng vốn “lệch pha” là hoàn toàn có thể xảy ra nếu không giám sát chặt chẽ. Thực tế, nợ xấu đang tăng nhanh chính là cảnh báo rõ nét cho các ngân hàng.

Báo cáo tài chính của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến cuối năm 2024, tổng số dư nợ xấu của các ngân hàng đã tăng 17% so với đầu năm. Riêng nợ xấu nhóm 5 của các ngân hàng tăng tới 39,3%. Thậm chí, một số ngân hàng như Techcombank, ABBank còn có tốc độ gia tăng nợ nhóm 5 trên 100%.

TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam - cảnh báo, nếu các ngân hàng chạy đua cho vay thì chất lượng tín dụng có thể không kiểm soát được và nợ xấu gia tăng là khó tránh.

Theo chuyên gia này, dù cầu vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết, song tín dụng vẫn phải tăng trong vòng kiểm soát. Việc kiểm soát tín dụng cũng là để thúc đẩy các kênh huy động vốn khác phát triển, đặc biệt là kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.