Tài chính

Thành phố đầu tiên của Đức cấm dùng nước nóng, tắt đèn công cộng, rục rịch đối phó với mùa đông thiếu khí đốt

Trong bối cảnh châu Âu chuẩn bị đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt tự nhiên có thể xảy ra vào mùa đông tới, thành phố Hanover của Đức đã cấm sử dụng nước nóng tại các tòa nhà công cộng và đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu sử dụng năng lượng.

Văn phòng thị trưởng thông báo: "Mỗi kWh tiết kiệm được sẽ giảm tiêu hao khí đốt dự trữ trong các bình chứa".

Đây là thành phố đầu tiên của Đức chuyển sang dùng nước lạnh tại các tòa nhà công cộng. Nước nóng tại các cơ quan chính phủ, phòng tập thể thao hay bể bơi sẽ bị cắt.

Thị trưởng Belit Onay cho biết: "Mục tiêu là giảm mức tiêu thụ năng lượng của chúng ta xuống 15%. Đây là cách ứng phó đối với tình trạng thiếu khí đốt đang gây ra thách thức lớn đối với các thành phố, đặc biệt là đối với một thành phố lớn như Hanover".

Ông nói thêm rằng không ai đoán trước được tình hình hiện tại nhưng chính quyền đang cố gắng chuẩn bị tốt nhất có thể.

Trên khắp Liên minh châu Âu, các quốc gia thành viên đang chạy đua để tiết kiệm và dự trữ khí đốt cho mùa đông. Vào ngày 26/7, các bộ trưởng năng lượng đã đồng ý về nguyên tắc cắt giảm 15% khí đốt từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.

EU đã cố gắng cắt giảm nhanh chóng khí đốt nhập khẩu của Nga kể từ tháng 2. Các quốc gia châu Âu cam kết sẽ chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc này vào năm 2027.

Đức là đầu tàu kinh tế của châu Âu. Quốc gia này trước nay phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đức đã cố gắng giảm tỷ lệ nhập khẩu khí đốt của Moscow từ mức 55% xuống 35%.

Tháng trước, tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga đã cắt giảm 60% lượng khí đốt qua đường ống Nord Stream 1. Động thái này khiến Đức phải tuyên bố tình trạng "khủng hoảng khí đốt" và kích hoạt giai đoạn 2 của chương trình khí đốt khẩn cấp 3 giai đoạn.

Đầu tuần này, Gazprom một lần nữa cắt giảm lượng khí đốt xuống còn 20% công suất với lý do bảo trì đường ống.

Theo CNN

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Giá bất động sản Quy Nhơn tăng, nhà đầu tư đỏ mắt tìm dự án

Kể từ đầu năm 2022, cùng với sự phục hồi về du lịch, nhiều khách hàng đã quan tâm đến bất động sản tại Quy Nhơn với mục đích để: ở, nghỉ dưỡng và đầu tư. Tuy nhiên, giá bất động sản Quy Nhơn tăng nhanh cùng tâm lý sợ “đu đỉnh” khiến nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc tìm kiếm cơ hội “xuống tiền".