Khoa học

Thái Bình Dương sẽ biến mất để hình thành siêu lục địa mới?

Thái Bình Dương sẽ biến mất để hình thành siêu lục địa mới? - Ảnh 1.

Thế giới có thể có một siêu lục địa mới trong vòng 200 triệu đến 300 triệu năm tới - Ảnh: NDTV

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Curtin ở Úc và Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc cho biết Thái Bình Dương đang dần thu hẹp lại khoảng hơn 2,5cm/năm. Do đó, vào một thời điểm nào đó, họ tin rằng đất liền của Trái đất sẽ kết hợp lại với nhau, châu Mỹ và châu Á sẽ va chạm để tạo ra một siêu lục địa mới gọi là Amasia.

"Trong 2 tỉ năm qua, cứ sau 600 triệu năm, các lục địa trên Trái đất đã va chạm với nhau để tạo thành một siêu lục địa, được gọi là chu kỳ siêu lục địa. Điều này có nghĩa là các lục địa hiện tại sẽ kết hợp lại với nhau sau vài trăm triệu năm nữa", đài NDTV của Ấn Độ dẫn lời tiến sĩ Chuan Huang, tác giả chính của nghiên cứu.

Mô phỏng các mảng kiến ​​tạo của Trái đất bằng siêu máy tính, nhóm nghiên cứu nói rằng họ có thể chứng minh trong khoảng thời gian chưa đầy 300 triệu năm nữa, Thái Bình Dương sẽ thu hẹp, nhường chỗ cho sự hình thành của Amasia.

Siêu lục địa mới được đặt tên là Amasia vì một số người tin rằng Thái Bình Dương sẽ đóng lại (trái ngược với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương) khi châu Mỹ va chạm với châu Á.

Châu Úc cũng sẽ đóng một vai trò trong sự kiện quan trọng này: châu Úc va chạm với châu Á và sau đó kết nối châu Mỹ và châu Á khi Thái Bình Dương đóng lại.

Các chuyên gia tin rằng siêu lục địa mới sẽ hình thành trên đỉnh Trái đất và cuối cùng sẽ nghiêng về phía Nam phía xích đạo. Nếu điều này xảy ra thì Nam Cực có thể vẫn bị cô lập ở dưới cùng của thế giới.

Nhóm nghiên cứu giải thích: châu Úc đang trôi về châu Á với tốc độ khoảng 7cm/năm, trong khi Âu - Á và châu Mỹ đang di chuyển với tốc độ chậm hơn về phía Thái Bình Dương.

Họ dự đoán với sự hình thành của siêu lục địa mới, hành tinh của chúng ta có thể sẽ khác rất nhiều so với hiện tại.

"Hiện tại, Trái đất bao gồm 7 lục địa với các hệ sinh thái và nền văn hóa loài người khác nhau. Vì vậy sẽ rất thú vị khi nghĩ thế giới sẽ trông như thế nào trong khoảng thời gian 200 triệu đến 300 triệu năm nữa", nhóm nói.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí National Science Review.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Thị trường tài chính toàn cầu tuần tới dõi theo các thông tin đến từ Trung Quốc, Mỹ và Anh

Thị trường đang chuyển trọng tâm theo dõi sang phía Đông, với dữ liệu và chính sách của Trung Quốc được chú ý khi nước này tổ chức Đại hội Đảng. Trong khi đó, các dữ liệu về lạm phát, doanh số bán lẻ và tâm lý người tiêu dùng của Mỹ, cũng như biên bản cuộc họp mới nhất của Fed cũng sẽ cung cấp cho thị trường những manh mối về việc Fed có tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ hay giảm tốc.

Nghiên cứu mới: Vi rút có thể nghe và xem chúng ta

TTO - Nghiên cứu mới phát hiện vi rút có "mắt và tai" để xem xét chúng ta, một số loại vi rút có khả năng giám sát môi trường. Công trình này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển thuốc kháng vi rút.