Xã hội

Tăng trưởng GDP nửa cuối năm phụ thuộc nhiều vào sự hồi phục của sức cầu

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Tsuchiya Tsco Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Theo nhóm nghiên cứu Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, ngoại trừ năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thì tăng trưởng GDP quý I và II năm 2023 là những mức tăng rất thấp trong những năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng đều không khả quan ở tất cả các khu vực, nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng.

Sản xuất công nghiệp đối mặt với một năm đầy khó khăn trong bối cảnh giảm nhu cầu tiêu dùng tại nhiều nước đối tác thương mại lớn giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát. Giá trị tăng thêm toàn ngành 6 tháng đầu năm chỉ ở mức 0,44%, là mức tăng thấp nhất cùng kỳ các năm 2011 - 2023, và chỉ đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Trong số đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vốn là ngành dẫn dắt tăng trưởng cũng chỉ tăng 0,37%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,79%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,4%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 1,43% làm giảm 0,05 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Nhìn trong thời đoạn của gần 15 năm qua, có thể thấy được tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng có mức biến động ngày càng lớn so với khu vực dịch vụ và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nhóm nghiên cứu cho rằng, điều này phản ánh sự tham gia lớn nhất của khu vực công nghiệp vào thị trường thế giới, và là khu vực dẫn đầu trong hội nhập của nền kinh tế.

Cũng chính sự suy giảm mạnh ở khu vực công nghiệp - xây dựng, các chuyên gia cho rằng đây sẽ là một trong những yếu tố chính tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa cuối năm.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, với mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm nay chỉ đạt 3,72%, thấp kỷ lục trong vòng 14 năm trở lại đây, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% là rất khó.

Theo đó, các nhân tố kìm hãm tăng trưởng là khả năng suy thoái kinh tế thế giới; chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát tại các nước phát triển; căng thẳng địa chính trị tại một số quốc gia và sự lan toả mang tính toàn cầu. Sản xuất công nghiệp theo đó sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề, công nghiệp chế biến chế tạo có nguy cơ vẫn sẽ mất vai trò tăng trưởng dẫn đầu.

Dựa trên diễn biến của nền kinh tế trong nửa đầu năm nay, nhóm nghiên cứu của Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng trong năm 2023. Ở kịch bản kém lạc quan, GDP có thể chỉ tăng 5,8 - 6,3%; còn kịch bản lạc quan, GDP có thể đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra, thậm chí có thể cao hơn là 6,5 - 6,8% trong năm nay.

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng nhận định, dù còn nhiều khó khăn thách thức, song tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ đúng theo mục tiêu mà Chính phủ đề ra là 6,5%; lạm phát mục tiêu là 4,5% như dự báo của nhiều cơ quan chức năng.

Các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng 2023 kỳ vọng sẽ được thúc đẩy nhờ một số yếu tố quan trọng từ phía cầu. Trong  đó, có sự phục hồi của tiêu dùng cho nhiều hoạt động bị kìm nén trong những năm đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu chững lại bất chấp những dự báo kém lạc quan về tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, những nỗ lực giải ngân đầu tư công có thể giúp hoạt động xây dựng và các hoạt động kinh tế có liên quan thêm tích cực trong nửa tháng cuối năm. Chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng mạnh tay hơn để kích cầu nền kinh tế sau những tháng đầu năm kiểm soát lạm phát.

Ngoài ra, sự mở cửa trở lại của thị trường Trung Quốc được kỳ vọng khôi phục chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời tạo ra nhu cầu nhập khẩu và du lịch đáng kể từ quốc gia tỷ dân này…

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.