Khởi nghiệp

Startup nội thất lắp ráp có doanh thu 7 tỷ đồng/năm, kêu gọi 35% vốn từ nhà đầu tư, định giá 12 tỷ đồng

Công ty lắp ráp nội thất Fivo vừa gọi vốn 4,2 tỷ đồng cho 35% cổ phần, thông tin được đưa ra tại Ngày hội đầu tư được tổ chức bởi Vietnam's Business Connection Incorporation (VBCI) mới đây. Tương ứng, startup nội thất này định giá 12 tỷ đồng.

Được biết, Công ty Fivo được thành lập vào ngày 7/7/2021 và hoạt động chính thức vào tháng 10/2022. Đây là dự án khởi nghiệp của ông Nguyễn Minh Đức (SN, cử nhân HRM của Đại học Kinh tế Tp.HCM. Làm việc trong lĩnh vực Digital Marketing, trước khi khởi nghiệp ông Đức trước đó đã có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, UK, US...

Bắt nguồn từ việc bán những sản phẩm nội thất lắp ráp trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Tiki, Fivo đang hoạt động chính trong nhóm sản phẩm nội thất lắp ráp, chiếm 80% hoạt động của Công ty.

Năm 2022, Fivo mở rộng kinh doanh trên sàn TMĐT Shopee. Được biết, Shopee hiện đang là kênh ghi nhận doanh thu lớn nhất trong mảng nội thất láp ráp với 1.917,5 tỷ đồng (tính từ 1/4/2023 đến 19/4/2024), chiếm gần 82% tổng doanh số sàn TMĐT. Lazada xếp thứ hai với tổng doanh số trong kỳ thống kê hơn 410 tỷ đồng.

Riêng Fivo, ông Đức chia sẻ Fivo đang xử lý hơn 3.500 đơn hàng trên sàn mỗi tháng với 9 nhân sự, doanh thu dao động khoảng 600 triệu mỗi tháng và khoảng 7 tỷ đồng mỗi năm. Mục tiêu Fivo trở thành công ty nội thất thương mại nằm trong top 3 thị trường tại Việt Nam trong vòng 2 năm tới (2026) và mức doanh thu đạt tối thiểu 100 tỷ mỗi năm.

Ảnh: Tình hình kinh doanh nhóm nội thất lắp ráp.

Thực tế, nội thất nói chung và nội thất lắp ráp nói riêng đang là thị trường rất tiềm năng tại Việt Nam. Theo Báo cáo từ tổ chức nghiên cứu tư vấn về thị trường nội thất và ngành công nghiệp CSIL (Center for Industrial Studies), trong thập niên qua, Việt Nam vươn lên trong chuỗi cung ứng nội thất toàn cầu, thành nhà sản xuất lớn thứ 6 thế giới năm 2023.

Việt Nam đạt được "tăng trưởng ấn tượng" về thứ hạng trong ngành sản xuất đồ nội thất toàn cầu, từ hạng 13 vào năm 2014 lên hạng 6 năm ngoái, tính theo quy mô giá trị. Hiện top 5 nhà sản xuất đồ nội thất lớn nhất lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Italy, Đức và Ấn Độ. Trong đó, Trung Quốc và Mỹ đã giữ vững vị thế nhất và nhì suốt thập niên qua.

Bà Giovana Castellina, Giám đốc nghiên cứu đa khách hàng về nội thất tại CSIL, cũng đánh giá ngành nội thất Việt Nam khá linh hoạt, tăng trưởng nhanh hơn các nước khác trong 10 năm qua. "Ban đầu nơi đây chủ yếu cung cấp đồ ngoài trời nhưng giờ đã phát triển mạnh nội thất. Ví dụ, 25% sản phẩm là đồ bọc nệm, chiếm đến 10% sản lượng đồ bọc nệm của châu Á - Thái Bình Dương", bà chỉ ra.

Theo CSIL, trung bình hàng năm, Việt Nam tăng trưởng 10% về sản xuất và 11% về xuất khẩu nội thất, đứng thứ hai châu Á. Xuất khẩu là động lực tăng trưởng, chiếm 93% tổng sản lượng sản xuất.

Về phía Fivo, Công ty nhận định thêm trong ngành nội thất có rất nhiều áp dụng công nghệ để phát triển và mở rộng mô hình kinh doanh của các công ty như về công nghệ VR (thực tế ảo), hoặc là công nghệ tạo ra một ứng dụng mà người dùng có thể tự décor, thiết kế không gian sống cho chính bản than mình hoặc cho thuê nội thất... hoặc là những công nghệ đo đạc diện tích lên bản vẽ 3D bằng cách quét tia lazer...

Theo đó, Fivo xác định không mở rộng và phát triển trong lớp kinh doanh này, Fivo tập trung toàn bộ tiềm lực để phát triển lớp kinh doanh nội thất thương mại đã đề cập ở trên. Ngoài 2 lớp kinh doanh hiện tại, Fivo sẽ mở rộng thêm 3 lớp kinh doanh tiếp theo nhằm mở rộng doanh thu và đẩy mạnh thương hiệu trên thị trường, bao gồm:

Một, nội thất thông minh: Fivo sản xuất những sản phẩm nội thất lắp ráp nhưng là nội thông minh hay còn gọi là nội thất lắp ráp thông minh, nhóm sản phẩm này sẽ giải quyết cho những khó khăn về không gian sống trong cuộc sống hiện đại, đông dân cư và ngày càng kéo hẹp lại không gian sống của mỗi người trong những thành phố lớn. Khi diện tích sống càng nhỏ thì chúng ta càng cần thiết về những công năng tiện ích, đa năng từ những món đồ nội thất yếu như bàn, ghế, kệ, tủ...

Hai, đồ chơi lắp ráp cho bé: Đây là mảng sản phẩm tiềm năng và thị trường lớn, Fivo giải quyết vấn đề hiện nay các trẻ nhỏ bị lạm dụng điện thoại và thời gian các trẻ em sử dụng điện thoại rất cao, các trẻ bị phụ thuộc vào điện thoại. Với nhóm sản phẩm này sẽ giúp các trẻ thêm sáng tạo, có đồ chơi lắp ráp bằng gỗ thay cho thời gian các bé sử dụng điện thoại. Fivo sẽ phát triển mở rộng doanh thu đến từ 2 kênh bán hàng là (i) bán sản phẩm đồ chơi lắp ráp cho bé: Online, Offline, đưa vào chuỗi các siêu thị mẹ và bé tại Việt Nam; và (ii) tạo ra các khóa hợp, lớp học về lắp ráp và đào tạo cho trẻ em về những kiến thức liên quan đến sản phẩm và có thể nhượng quyền được chuỗi giáo dục này.

Cuối cùng, hướng đến xuất khẩu: Fivo xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nội thất lắp ráp ra thị trường thế giới.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm